Ketogenic là chế độ ăn kiêng có hàm lượng chất béo rất cao nhưng lượng carbohydrate lại giảm thấp đến mức tối thiểu, khoảng 5% tổng lượng thức ăn hằng ngày.
Việc cắt giảm lượng carbohydrate sẽ khiến cơ thể chuyển sang một trạng thái gọi là Ketosis, nghĩa là cơ thể sẽ đốt cháy chất béo, thay vì chuyển hóa glucose để đáp ứng nhu cầu năng lượng ổn định cho não bộ.
Đây là phương pháp điều trị đầu tiên cho một số hội chứng động kinh cụ thể, chẳng hạn như chứng động kinh do đột biến ở GLUT-1 hoặc thiếu enzyme pyruvate dehydrogenase.
Chế độ ăn này đã được áp dụng trong điều trị bệnh động kinh từ những năm 1920 ở các nước châu Âu. Sau đó được phát triển tiếp tục bởi Tiến sĩ Hugh Conklin ở Michigan.
Bên cạnh thuốc điều trị, chế độ ăn Keto trở thành một phần của kế hoạch dự phòng chuẩn cho trẻ em bị động kinh khó kiểm soát bằng thuốc men. Với hơn 300.000 trẻ em ở Hoa Kỳ bị động kinh, Keto đã trở thành một phần bổ sung quan trọng cho kho vũ khí điều trị chứng động kinh. Các nhà nghiên cứu đang bắt đầu nhận thấy Keto có những tác dụng đối với người lớn bị rối loạn thần kinh.
Các nghiên cứu cho thấy khoảng 1/3 số bệnh nhân sẽ giảm ít nhất 90% cơn động kinh và 1/3 sẽ giảm 50% - 90% cơn động kinh.
Có một vài ý kiến về cách thức và lý do tại sao chế độ ăn này có tác dụng, nhưng chưa có bằng chứng cụ thể giải thích cơ chế hiệu quả của chế độ ăn này. Sự thay đổi trong các chất dẫn truyền thần kinh, biểu hiện gen, và ảnh hưởng lên thụ thể nơ-ron là một số cơ chế được các nhà khoa học đưa ra.
Chế độ ăn Keto không hiệu quả với tất cả mọi người, nhưng nó phù hợp với một số loại bệnh động kinh liên quan đến rối loạn Dravet, hội chứng West, hay động kinh kháng thuốc,… Việc áp dụng chế độ ăn này cần có sự giám sát của bác sỹ và các chuyên gia dinh dưỡng.
Độ tuổi có thể sử dụng chế độ ăn Keto được các bác sỹ khuyên là từ 12 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên nó có thể được sử dụng cho trẻ nhỏ hơn nhưng cần có sự giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia.
Liệu pháp Keto nên được thực hiện liên tục trong vòng 2 năm, sau đó từ từ dừng lại khi bệnh nhân đã kiểm soát được các cơn động kinh. Không nên đột ngột thay đổi chế độ ăn, nên tăng dần lượng carbohydrate trong bữa ăn và giảm dần lượng chất béo để bệnh nhân có thể thích nghi dễ dàng hơn.
Trong giai đoạn đầu của liệu pháp Keto, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn bởi chưa quen với việc bổ sung quá nhiều chất béo trong các bữa ăn. Sẽ có rất nhiều người không thể kiên trì với liệu pháp này, đặc biệt là trẻ em, bởi việc cắt giảm những thức ăn mà chúng vẫn thường thích như bánh, kẹo, nước ngọt… là điều vô cùng khó khăn.
Mỗi đứa trẻ sẽ có một sở thích, khẩu vị khác nhau, vì vậy không thể có một khuôn mẫu nào cho các bữa ăn dành cho trẻ. Phụ huynh nên hiểu rõ thực phẩm nào giàu chất béo, thực phẩm nào giàu carbohydrate để có những lựa chọn phù hợp, thay đổi thường xuyên thực đơn trong các bữa ăn giúp trẻ hứng thú và ăn ngon miệng hơn. Sau đây là những thực phẩm nên ăn và nên hạn chế để cha mẹ tham khảo:
Thực phẩm giàu chất béo – nên bổ sung | Thực phẩm giàu carbohydrate – nên hạn chế |
---|---|
- Thịt bò, thịt gà, trứng,… | - Đồ ngọt: Soda, nước ép trái cây, bánh, kem, kẹo, vv |
- Cá nhiều chất béo: cá hồi, cá thu,… | - Các loại ngũ cốc hoặc tinh bột: lúa mì, cơm, mì ống, ngũ cốc, vv |
- Bơ, pho mát chưa qua chế biến | - Trái cây: Tất cả trái cây, trừ một số ít các loại quả mọng như dâu tây. |
- Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, hạt bí đỏ | - Rau và củ: Khoai tây, khoai lang, cà rốt. |
- Dầu ô liu nguyên chất, dầu dừa và dầu bơ. | - Hạn chế việc ăn dầu thực vật qua chế biến. |
- Quả bơ, các loại rau có lượng carbohydrate thấp |
Dưới đây là ví dụ về một thực đơn Keto điển hình có thể áp dụng cho trẻ ăn để điều trị động kinh (thực đơn không phải là toa thuốc nên có giá trị áp dụng thay thế thuốc).
Nên cân nhắc liều lượng từng loại thực phẩm khi ăn để không bị vượt quá lượng carb cho phép trong Keto.
- Bữa sáng: Trứng nấu cùng kem và bơ, thịt xông khói, một ít trái cây
- Bữa trưa: Sa lát cá ngừ (trộn với mayonnaise và heavy cream) với rau diếp
- Bữa tối: bánh mì kẹp bơ, salad nhỏ, đậu xanh
- Đồ ăn nhẹ:
+ "Bánh Keto" được làm từ trứng và heavy cream.
+ "Sữa chua Keto " được làm bằng cách trộn sữa chua, heavy cream và một ít trái cây.
+ Bơ đậu phộng.
Các biến thể của thực đơn này có thể thay thế heavy cream và bơ bằng dầu dừa.
Nếu biết cách thực hiện thì chế độ ăn Keto chính là liệu pháp điều trị thay thế cho bệnh nhân động kinh kháng thuốc. Tuy nhiên nếu không biết cách thực hiện hoặc thực hiện sai cách thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe bệnh nhân. Do đó cần ghi nhớ:
- Không phải ai cũng phù hợp với chế độ ăn này, bởi nó sẽ gần như thay đổi hoàn toàn thói quen ăn uống hằng ngày của mỗi người.
- Cần kiểm soát chặt chẽ về lượng chất béo, carbohydrate trong mỗi bữa ăn để đảm bảo chế độ này không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng như đói, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn… nhưng những tác dụng phụ này sẽ giảm theo thời gian.
- Do chất béo mất nhiều thời gian để phân hủy hơn carbohydrate kèm theo việc chế độ ăn thiếu chất xơ khiến cho bệnh nhân dễ bị táo bón. Tuy nhiên vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách uống nhiều nước và bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có chứa insulin
- Một số phản ứng phụ có thể xảy ra khi ăn Keto: Sỏi thận, tăng cholesterol trong máu, mất nước, táo bón, tăng trưởng chậm hoặc tăng cân… Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định xem có nên thực hiện chế độ ăn này hay không.