Theo Giáo sư Khoa Y học Thần kinh Hong Na Rae thuộc Bệnh viện Hallym cho biết thì trầm cảm là một bệnh thuộc dạng tâm lý nên hầu như diễn biến rất âm thầm và một khi bệnh phát nặng sẽ dẫn đến hậu quả nguy hiểm nhất là khiến người bệnh tìm cách "tự chấm dứt cuộc sống".
Do đó, khi bắt đầu phát hiện dấu hiệu bệnh thì điều quan trọng trước tiên là bạn phải áp dụng ngay các biện pháp khắc phục kịp thời để bệnh không có cơ hội phát triển nặng thêm.
Các dấu hiệu thường gặp của bệnh trầm cảm giai đoạn đầu cũng không quá khó nhận biết nếu bạn để ý bản thân thường xuyên ở các biểu hiện như:
- Cảm giác buồn chán, trống rỗng.
- Hay cáu gắt, giận dữ vô cớ.
- Thích ở một mình, hạn chế tiếp xúc với mọi người.
- Khó tập trung, suy giảm trí nhớ.
- Cảm giác tội lỗi, vô dụng.
- Mất cảm giác ngon miệng, rối loạn giấc ngủ, sụt cân.
- Đau đầu, đau tức ngực, rối loạn tiêu hóa...
Do đó, khi phát hiện bản thân có các dấu hiệu kể trên thì bạn phải nhanh chóng áp dụng các phương pháp chữa trầm cảm sau để khắc phục ngay.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách cực kỳ đơn giản giúp hỗ trợ cơ thể vượt qua trầm cảm tốt hơn. Khi làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì cơ thể sẽ tạo ra hormone giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác hạnh phúc. Ngoài ra, nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì bạn còn dễ đi vào giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm. Do đó, hãy dành ra 10 - 15 phút đón nắng mặt trời buổi sáng để cải thiện tâm trạng và đẩy lùi các chứng trầm cảm hiệu quả.
Nếu tâm trạng đang rơi vào chán nản, buồn bã thì bạn hãy thử làm mới bản thân cũng giúp ích rất nhiều. Ví dụ như bằng cách dọn dẹp, trang trí, thay đổi vị trí đồ vật trong phòng ngủ, thay đổi phong cách thời trang, thay đổi kiểu tóc mới, thậm chí sơn một bộ móng tay mới... cũng giúp mang lại cảm giác tốt và tích cực hơn.
Hầu như những người bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm thường không thích chia sẻ vấn đề của mình với bất kỳ ai. Thế nhưng, nếu không chia sẻ được những khó khăn thì chỉ cần bạn siêng giao tiếp với mọi người về những việc nhỏ nhặt như tin tức, phim ảnh, thời trang... sẽ giúp cơ thể linh hoạt, năng động hơn nên cũng hạn chế trầm cảm hiệu quả.
Một thói quen đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả giúp chữa trị chứng trầm cảm đó chính là viết nhật ký. Viết ra về những việc xảy ra trong ngày, những cảm nhận của bản thân sẽ giúp giảm bớt rất nhiều các suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng về đầu óc nên xoa dịu ngay các triệu chứng trầm cảm nhanh chóng.
Đối với những bạn bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm thì thường thích ở một mình trong phòng. Chính điều này sẽ khiến cho bệnh không thể nào khỏi được mà càng nặng thêm. Do đó, thay vì ở trong phòng suốt ngày thì bạn hãy cố gắng mạnh dạn bước ra bên ngoài và đi bất cứ đâu như đi dạo phố, uống cà phê, nhà sách, mua sắm... Chính việc tiếp xúc với cuộc sống năng động, ồn ào bên ngoài sẽ có tác dụng phục hồi những tổn thương tâm lý nên bệnh trầm cảm cũng sẽ được ngăn chặn tốt hơn.
Tập thể dục là một biện pháp ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị trầm cảm rất hiệu quả. Bởi khi bạn tập thể dục, máu huyết trong cơ thể lưu thông tốt, hormone giảm căng thẳng cũng được giải phóng nhiều hơn. Bạn có thể chọn bất cứ hình thức tập thể dục nào cũng đều mang lại hiệu quả tích cực cho cơ thể. Đặc biệt, bạn nên chọn các môn thể dục ngoài trời, tiếp xúc nhiều người sẽ càng mang lại hiệu quả cao hơn.
Giấc ngủ rất quan trọng để phục hồi sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nên việc ngủ không đủ giấc chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề. Do đó, nếu đã có dấu hiệu trầm cảm thì bạn càng nên chú ý ngủ đủ 7 - 8 giờ mỗi đêm. Đặc biệt, nếu bạn mắc thêm chứng khó ngủ thì nên đi chữa ngay để bệnh khó ngủ không làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm.
Nguồn: Wikihow, Daily, KBS News