Khoa học đã chứng minh vai trò vô cùng quan trọng của nước đối với sức khỏe. Nếu uống một cốc nước vào sáng sớm sẽ giúp cơ thể tỉnh táo, loại trừ độc tố trong cơ thể. Nhưng nếu chọn sai đồ uống, nó sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn, nguy hại tới sức khỏe.
Nước trà đã pha nếu để lâu sẽ khiến các chất trong trà như axit amin, các loại đường trở thành dưỡng chất giúp vi khuẩn và nấm sinh sôi phát triển.
Không chỉ vậy, các thành phần dinh dưỡng có trong nước trà như polyphenol, vitamin cũng sẽ xảy ra phản ứng oxy hóa khiến các thành phần chống oxy hóa ở trong nước trà bị kém đi, từ đó làm giảm giá trị dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trà. Vì vậy, sau khi thức dậy không nên uống nước trà đã pha từ hôm trước.
Sở dĩ mọi người dùng nước muối loãng làm nước uống đầu tiên sau khi thức dậy chủ yếu là do tác dụng làm giảm chứng táo bón của nó. Nhưng chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu chỉ dựa vào đó thì không thể chữa trị triệt để được chứng táo bón mà còn phải kết hợp với việc điều chỉnh ăn uống hợp lý.
Hiện nay lượng hấp thụ natri của mỗi người tương đối cao. Khi cơ thể trong tình trạng không thiếu muối, nếu tăng việc hấp thụ muối sẽ khiến cơ thể cảm thấy khô miệng.
Do sáng sớm là thời điểm huyết áp cao bất thường, nếu uống nước muối sẽ càng khiến huyết áp tăng cao. Vì vậy, những người bị bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch, chức năng thận bất thường càng không nên uống nước muối sau khi thức dậy.
Ảnh minh họa.
Có người cho rằng, nếu sáng sớm uống nước mật ong sẽ giúp làm giảm chứng táo bón, nhưng uống khi dạ dày trống rỗng lại không thích hợp.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết: "Trong mật ong có chứa lượng lớn fructose và glucose khiến đường huyết tăng cao, làm cơ thể không có cảm giác đói nên gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ bữa sáng".
Ngoài ra, fructose trong mật ong phải thông qua trao đổi chất để chuyển hóa thành glucose mới được cơ thể hấp thụ. Do đó, nó sẽ mất đi tác dụng bài trừ độc tố trong cơ thể của cốc nước đầu tiên vào buổi sáng sớm và chất dinh dưỡng trong mật ong cũng không được hấp thụ một cách hiệu quả.
Vì vậy, sau khi thức dậy không nên uống nước mật ong khi bụng còn rỗng. Bạn có thể uống một cốc nước lọc ấm trước, 10 phút sau hãy uống nước mật ong.
Ngoài ra bạn cũng có thể phết mật ong lên trên bánh mì để làm bữa ăn sáng.
Ảnh minh họa.
Không ít chị em phụ nữ thích uống một cốc nước ép hoa quả tươi vào buổi sáng sớm với mục đích làm đẹp. Đây là một cách làm không đúng.
Thứ nhất, do nước hoa quả rất ngọt, nếu uống khi bụng đói sẽ khiến cảm giác thèm ăn mất đi nên gây ảnh hưởng tới việc ăn bữa sáng. Thứ hai, do cơ thể thích môi trường ấm áp, đặc biệt là vào sáng sớm nên nếu uống đồ lạnh sẽ kích thích đường ruột gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ tiêu hóa.
Nước uống có ga không những không cung cấp thành phần nước mà cơ thể cần vào sáng sớm mà còn làm gia tăng tốc độ bài tiết canxi trong quá trình trao đổi chất và tăng nhu cầu của cơ thể đối với nước. Chính vì thế, sáng sớm không nên uống nước có ga.
Qua đó, có thể thấy đồ uống tốt nhất đối với cơ thể mỗi sáng khi thức dậy chính là nước lọc.
Có người thích sau khi thức dậy, uống một cốc nước lạnh sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái. Thực ra đây là cách làm sai lầm.
Sáng sớm dạ dày còn rỗng, nếu uống nước quá lạnh hoặc quá nóng sẽ kích thích và gây khó chịu cho đường ruột, dạ dày. Nên uống một cốc nước có nhiệt độ tương đương với nhiệt độ phòng là tốt nhất. Khi trời lạnh nên uống nước ấm để giảm bớt sự kích thích đối với dạ dày.
Ảnh minh họa.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng, nước lọc sau khi đun sôi để nguội khoảng từ 20 - 25 độ sẽ có hoạt tính sinh vật đặc biệt. Chúng dễ dàng thẩm thấu qua màng tế bào và có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
Chính vì vậy, những người có thói quen uống nước ấm và nước đun sôi để nguội sẽ có quá trình trao đổi chất tốt, sự tích lũy axit lactic trong tổ chức cơ giảm và họ không dễ cảm thấy mệt mỏi.
Mọi người nên chú ý bình đựng nước nguội cần có nắp đậy vì khi ở trong không khí quá lâu, nước lọc sẽ mất đi hoạt tính
*Theo Sina