Kể từ khi xuất hiện, ung thư đã là "cơn ác mộng" của nhiều quốc gia. Trong nhiều thập kỷ qua, căn bệnh này vẫn là vấn đề nóng bởi chúng không chỉ đe dọa tính mạng người bệnh mà còn làm suy kiệt về kinh tế.
Trong khi nhiều quốc gia phát triển, sở hữu nền y học tiên tiến bậc nhất vẫn đang từng ngày tìm cách chống lại ung thư thì có một quốc gia nhỏ bé, lạc hậu lại chưa hề ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh ung thư đó chính là Fiji.
Cộng hòa Fiji là một đảo quốc tại châu Đại Dương, thuộc phía nam Thái Bình Dương. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), từ năm 1971 đến năm 2010, quốc gia này không ghi nhận bất cứ trường hợp mắc bệnh ung thư nào trong số gần 900.000 người dân đang sinh sống tại đây. Người dân nước này gần như cách ly khỏi các bệnh tật của thế giới.
Cộng hòa Fiji là một đảo quốc tại châu Đại Dương, thuộc phía nam Thái Bình Dương
Không ít nhà nghiên cứu đã lên đường đến quốc gia này để tìm kiếm câu trả lời về, đáp án mà họ nhận được chính là thói quen ăn những loại thực phẩm dưới đây.
Ở Fiji, thực phẩm quen thuộc nhất của người dân là hải sản tươi sống, chưa trải qua quá trình bảo quản hay phơi khô. Có một sự trùng hợp là ở Nhật - quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới thì các loại hải sản cũng là thực phẩm được người dân sử dụng hàng ngày.
Hải sản là món ngon được nhiều người yêu thích. Chúng rất giàu chất dinh dưỡng, là nguồn cung cấp protein, vitamin, khoáng chất, và lượng axit béo omega-3 giúp giảm các bệnh thông thường.
Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Khoa học Thị giác & Nhãn khoa Điều tra cho thấy rằng những người tiêu thụ axit béo omega-3 có trong hải sản ít có khả năng bị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác - một căn bệnh có thể dẫn đến mất thị lực.
Tờ Sciencedirect đã đăng tải một nghiên cứu chứng minh nam giới tiêu thụ nhiều hải sản giúp giảm một số loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi.
Đồng thời, các chuyên gia trên tờ Health Fitness Revolution cho biết, những người sử dụng hải sản có thể ngừa được bệnh tim mạch, tốt cho xương khớp, tốt cho làn da và tăng cường trí não.
Thực phẩm quen thuộc nhất của người dân Fiji là hải sản tươi sống, chưa trải qua quá trình bảo quản hay phơi khô
Một trong những loại ngũ cốc thô mà người dân Fiji yêu thích là kiều mạch hay còn gọi là tam giác mạch.
Theo Medicalnewstoday, kiều mạch chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nó là một nguồn cung cấp protein, chất xơ và carbohydrate có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, kiều mạch còn có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn nhiều loại ngũ cốc khác và có khả năng chống được bệnh ung thư.
Kiều mạch có khả năng chống được bệnh ung thư
Là một loại ngũ cốc nguyên hạt, kiều mạch có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch. Được Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo nên sử dụng mỗi ngày. Kiều mạch rất giàu chất xơ vì thế rất có ích trong việc cải thiện tiêu hóa. Đồng thời, loại thực phẩm này có tác dụng ngừa bệnh tiểu đường và giúp người ăn quản lý cân nặng tốt.
Ở quốc đảo Fiji, những cây mơ mọc lên rất phát triển, ra trái trĩu quả. Người dân ở đây thường dùng mơ khô, mơ dẻo để làm thực phẩm hàng ngày. Theo nghiên cứu, quả mơ có chứa hàm lượng vitamin B17 rất dồi dào, đây đồng thời là chất chống oxy hóa, chống được bệnh ung thư rất hiệu quả. Đồng thời, quả mơ còn chứa nhiều vitamin C, A, catechins, flavonoids... Nhiều nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng việc người Fiji không bị ung thư có liên quan mật thiết đến việc ăn mơ.
Nhiều nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng việc người Fiji không bị ung thư có liên quan mật thiết đến việc ăn mơ
Ngoài quả mơ, hạnh nhân cũng là một thực phẩm mà người dân quốc đảo này yêu thích. Trong Đông y, hạnh nhân được coi như một vị thuốc, có tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ sung sinh lực, giữ ẩm cho ruột, xua tan cảm lạnh, ngăn tiêu chảy... Theo nghiên cứu của y học hiện đại, hạnh nhân có chứa nhiều gamma-tocopherol, đây là một dạng của vitamin E có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, chống các gốc tự do và oxy hóa liên quan đến khả năng chống các loại ung thư như ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Nguồn: Healthfitnessrevolution, Aboluowang, Medicalnewstoday