Giảm cân mãi không thành công mà thậm chí còn béo lên, có thể bạn đang gặp phải hiệu ứng "yo-yo"

Nhật Anh, Theo Helino 10:59 01/08/2019

Mặc dù bạn vẫn theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, nhưng cân nặng của bạn không cải thiện được chút nào, thậm chí còn tăng. Theo một nghiên cứu mới đây, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ trong tế bào của bạn.

Bạn chuẩn bị đi biển và muốn diện bikini? Để đẹp thì việc giảm một vài cân gần như bắt buộc vậy, bạn bắt đầu tìm một chế độ ăn kiêng mới nhất, hiệu quả nhất và làm theo.

Giảm cân mãi không thành công mà thậm chí còn béo lên, có thể bạn đang gặp phải hiệu ứng yo-yo - Ảnh 1.

Bạn bắt đầu giảm cân đúng như dự kiến và hài lòng với kết quả này, bạn quay lại chế độ ăn uống "bình thường" như trước đây. Đúng vào thời điểm này, điều vô cùng tồi tệ xảy ra: cân nặng ào ào quay lại như bão lũ, hơn cả trước lúc giảm cân.

Và ngay cả khi bạn quyết tâm ăn kiêng dài kì, thề không bao giờ quay lại chế độ "bình thường", cân nặng cũng chỉ giảm được vài ngày rồi lại tăng lên ngay, rồi lại giảm tăng, tăng tăng, giảm tăng… cân nặng của bạn như con yo-yo đang trêu ngươi bạn vậy. Do đó, các nhà khoa học gọi đó là "hiệu ứng yo-yo".

Giảm cân mãi không thành công mà thậm chí còn béo lên, có thể bạn đang gặp phải hiệu ứng yo-yo - Ảnh 2.

Lý do là gì?

Ann Marie Schmidt (một nhà nội tiết học tại Đại học Y khoa New York) cùng nhóm nghiên cứu của cô đã công bố nghiên cứu mới nhất của họ gần đây. Theo đó, họ đã khám phá ra một cơ chế kiểm soát việc tăng hay giảm cân ở loài chuột: tế bào RAGE – một loại tế bào có khả năng ức chế khả năng đốt cháy chất béo, kể cả trong quá trình ăn kiêng.

Khi nghiên cứu, Schmidt đã tìm thấy một sự khác biệt rất lớn trong việc tăng cân giữa hai nhóm: chuột thông thường và chuột đã xóa đường dẫn RAGE. Nhóm thứ hai tăng cân ít hơn 70% so với chuột thông thường, có lượng glucose thấp hơn và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, trong cả 2 nhóm ăn cùng chế độ và thực hiện cùng một hoạt động thể chất.

Giảm cân mãi không thành công mà thậm chí còn béo lên, có thể bạn đang gặp phải hiệu ứng yo-yo - Ảnh 3.

Tế bào RAGE có tác động đến dự đoán năng lượng nhận vào, từ đó đưa ra lượng tài nguyên hợp lý để cơ thể tiêu thụ. Do đó mà xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn như "hiệu ứng yo-yo".

"Hiệu ứng yo-yo" ảnh hưởng đến bạn như thế nào?

Khi cơ thể bạn xuất hiện "hiệu ứng yo-yo", lượng hormone cortisol được sản sinh tăng đột biến. Từ đó khả năng cơ thể bạn mắc các bệnh như tiểu đường, đau tim, ung thư cũng tăng vọt. Hơn nữa, bạn càng cố giảm lượng calo hấp thụ vào, cơ thể bạn sẽ bắt đầu đốt dần các cơ bắp của bạn để lấy năng lượng hoạt động. Cuối cùng, bạn sẽ chỉ còn lớp da bọc xương.

Ngoài ra, giảm rồi tăng cân trở lại có thể có tác động tiêu cực đến tâm lý, khiến bạn trở nên buồn chán hay nản chí. Hiệu ứng yo-yo là lý do để tập trung thay đổi chế độ ăn uống và mức độ hoạt động thể chất để giữ được mục tiêu dài hạn của bản thân một cách hợp lý.

Giảm cân mãi không thành công mà thậm chí còn béo lên, có thể bạn đang gặp phải hiệu ứng yo-yo - Ảnh 4.

Đối với người không thừa cân hay béo phì, không có vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng thì nên duy trì mức cân nặng ổn định.

Còn đối với người thừa cân, béo phì thì nên cố gắng đạt được và duy trì một sự giảm cân vừa phải. Giảm 10% cân nặng cơ thể đã có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe.

Nếu bạn cần phải giảm cân, hãy sẵn sàng để thay đổi bản thân. Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và hoạt động thể chất là chìa khóa thành công.

Source (Nguồn): Theatlantic, Health, Medicalnewstoday, Nutritiouslife

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày