Việc đứng hay phải ngồi lâu trong một thời gian dài có thể làm mắt cá chân của bạn sưng lên. Theo ông Steven Weinfeld (Trưởng Khoa Phẫu thuật tại Hệ thống Y tế Mount Sinai) ở New York (Mỹ) cho biết: "Khi bạn di chuyển xung quanh, các cơ liên quan đến chuyển động đó sẽ bơm chất lỏng và máu đến tay chân". Cũng chính điều này khiến bạn gặp phải tình trạng sưng to ở mắt cá chân.
Người thừa cân, béo phì không chỉ đối diện với một vòng eo "siêu to khổng lồ" mà còn có nguy cơ bị sưng mắt cá chân. Nguyên nhân là do trọng lượng cơ thể tăng lên, gây áp lực lên các khớp có thể kích hoạt sự lưu giữ chất lỏng xung quanh các khớp đó. Thêm nữa, việc lưu trữ các hormone dư thừa trong tế bào mỡ thừa cũng làm thay đổi nội tiết tố và kích hoạt quá trình lưu giữ chất lỏng nên dẫn đến tình trạng sưng mắt cá chân.
Theo Dan Paull (Người sáng lập và là CEO của Easy Orthopedics) cho biết, một trong những nguyên nhân đáng báo động nhất của tình trạng sưng mắt cá chân là do có cục máu đông. Trong trường hợp bạn bị sưng một bên mắt cá chân và nó không có dấu hiệu xẹp xuống thì nên chủ động tới gặp bác sĩ ngay. Bởi có những trường hợp, cục máu đông sẽ di chuyển vào phổi và gây tắc mạch phổi, đe dọa tới tính mạng của bạn.
Một số dấu hiệu nhận biết khác đi kèm là cảm thấy đau chân, khó thở, đầu óc quay cuồng, da mẩn đỏ, đổi màu...
Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng mắt cá chân. Khi bạn bị đau mắt cá chân, cơ thể sẽ gửi thêm máu đến khu vực này. Điều này khiến mắt cá chân của bạn dần sưng to hơn, thậm chí còn gây cứng và khiến khớp bị tổn thương, trở nên bất động.
Một số loại thuốc như thuốc điều chỉnh huyết áp, thuốc chống viêm steroid hay thuốc giảm đau, hạ sốt... có thể khiến bạn gặp phải tác dụng phụ là sưng mắt cá chân. Theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, các hormone như estrogen và một số loại thuốc chống trầm cảm cũng làm bạn bị sưng tấy mắt cá chân.
Source (Nguồn): Prevention