Người phụ nữ bỗng bị viêm nang lông nặng tới mức suýt phải cắt cụt chân chỉ vì... tắm bể nước nóng

Quỳnh Trang, Theo Helino 16:27 05/08/2019

Taylor Bryant được chẩn đoán nhiễm trùng, mắc viêm nang lông do trực khuẩn mủ xanh khi tắm tại bể bơi nước nóng.

Người phụ nữ bỗng bị viêm nang lông nặng tới mức suýt phải cắt cụt chân chỉ vì... tắm bể nước nóng - Ảnh 1.

Cô Bryant cùng gia đình trong chuyến đi nghỉ mát.

Gia đình cô Bryant vừa có chuyến nghỉ mát tại Pigeon Forge, Tennessee. "Mỗi buổi tối, chủ nhật, thứ 2, thứ 3, chúng tôi đều tắm bể bơi nước nóng. Bể bơi nước nóng là con đường duy nhất khiến tôi bị nhiễm trùng nghiêm trọng" - Bryant chia sẻ.

Cô được chẩn đoán là mắc bệnh viêm nang lông do Pseudomonas (trực khuẩn mủ xanh). Cô cho biết, các triệu chứng bắt đầu từ cảm giác mệt mỏi, đau ốm và bị chuột rút chân nghiêm trọng. Đến ngày hôm sau, Bryant nhập viện và chân của cô bắt đầu phát ban, hình thành rất nhiều mụn nước.

Người phụ nữ bỗng bị viêm nang lông nặng tới mức suýt phải cắt cụt chân chỉ vì... tắm bể nước nóng - Ảnh 2.

Phát ban lan rộng ở chân gây phồng rộp.

Bryant trước đó đã uống thuốc kháng sinh trong 10 ngày nhưng tình hình lại càng ngày càng xấu đi nên cô buộc phải sử dụng xe lăn để di chuyển.

Người phụ nữ bỗng bị viêm nang lông nặng tới mức suýt phải cắt cụt chân chỉ vì... tắm bể nước nóng - Ảnh 3.

Theo Đại học Da liễu Hoa Kỳ (AOCD), Pseudomonas Folliculitis (tạm dịch: Viêm nang lông do trực khuẩn mủ xanh) hay Hot Tub Folliculitis (tạm dịch: Viêm nang lông do bồn tắm nước nóng) là một bệnh nhiễm trùng da do tiếp xúc với nguồn nước nhiễm vi khuẩn.

Người phụ nữ bỗng bị viêm nang lông nặng tới mức suýt phải cắt cụt chân chỉ vì... tắm bể nước nóng - Ảnh 4.

Chân của Bryant nhiễm trùng rất nghiêm trọng và không loại trừ trường hợp phải cắt cụt chân. Nhưng thật may, Bryant được tiếp nhận điều trị dùng kháng sinh IV trong 20 giờ, 4 ngày liên tiếp nên tình trạng nhiễm trùng bắt đầu thuyên giảm.

Những điều cần lưu ý về tình trạng viêm nang lông do bồn tắm nước nóng

Nguyên nhân gây bệnh:

Nhiễm trùng là do vi khuẩn Pseudomonas Aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), sống ở khu vực ẩm ướt, ấm áp bao quanh như: bồn nước nóng, xoáy nước hay ván trượt nước. Không giống với hầu hết các loại vi khuẩn khác, trực khuẩn mủ xanh có thể tồn tại ngay trong nước đã được khử trùng bằng clo, rất khó tiêu diệt.

Vi khuẩn phổ biến trong các bồn nước nóng, hồ nước ấm không được xử lý sạch sẽ, an toàn. May mắn thay, nhiễm trùng này không thể lây từ người sang người.

Bất cứ ai cũng có thể nhiễm trùng loại vi khuẩn này, tuy nhiên có một số người dễ mắc hơn, đó là:

- Người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương do các bệnh: bạch cầu, tiểu đường, người nhiễm HIV.

- Những người đã bị mụn trứng cá hay viêm da.

- Những người gần đây mới cạo, tẩy lông.

Các triệu chứng:

- Nổi mẩn đỏ lớn, ngứa.

- Các vết sưng chứa mủ và có thể giống mụn trứng cá.

- Phát ban này phát triển ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể từ vài giờ đến vài ngày.

- Cơ thể cảm thấy không khỏe, mệt mỏi, đau họng, đau tai, đau đầu hoặc buồn nôn.

Người phụ nữ bỗng bị viêm nang lông nặng tới mức suýt phải cắt cụt chân chỉ vì... tắm bể nước nóng - Ảnh 5.

Cách chữa trị:

Các trường hợp mắc viêm nang lông do bồn nước nóng nhẹ thường tự khỏi trong vòng hai tuần mà không cần đến viện. Các phương pháp tự điều trị tại nhà có thể giúp tăng tốc độ chữa lành là:

- Chườm ấm vào chỗ vết mẩn đỏ, phát ban giúp giảm ngứa.

- Sử dụng thuốc, kem chống ngứa giúp bạn đỡ khó chịu hơn.

- Bôi kem kháng khuẩn như Neosporin vào những vết thương đó để tránh nhiễm trùng thứ cấp.

- Bôi giấm táo vào các khu vực bị mẩn đỏ, phát ban hoặc trực tiếp ngâm bồn tắm có chứa giấm táo.

Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê thêm thuốc như thuốc kháng khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ giúp điều trị bệnh nhanh chóng hơn.

Cách phòng ngừa:

Cách tốt nhất ngăn ngừa viêm nang lông là chỉ sử dụng bồn nước nóng được xử lý sạch sẽ, kỹ lưỡng, thường xuyên. Bồn nước nóng nên được theo dõi và duy trì nồng độ axit, clo, hệ thống lọc nước. Bởi vì bể nước nóng có nước ấm hơn nhiều so với bể bơi thông thường nên clo sẽ bị phá vỡ nhanh hơn, vì vậy, việc xử lý bồn tắm cần chú ý hơn.

Một số biện pháp phòng tránh rủi ro:

- Tránh cạo, tẩy lông ngay trước khi sử dụng bồn tắm nước nóng. Tẩy lông nên được thực hiện trước ít nhất một ngày hoặc lâu hơn nếu có thể.

- Sau khi tắm xong tại bể nước nóng nên tắm lại ngay bằng nước sạch và xà phòng tắm.

- Giặt sạch đồ bơi sau khi tắm bể nước nóng.

Source (Nguồn): Fox News, Healthline