Trẻ thời nay không những dậy thì sớm mà còn dễ gặp phải một vấn đề do tiếp xúc với đồ điện tử quá nhiều

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 11:00 11/08/2022

Nếu không tìm cách bảo vệ đôi mắt từ sớm thì nguy cơ trẻ có thể gặp phải các biến chứng của cận thị như bong võng mạc, mất thị lực là rất cao.

Mùa hè năm nay được xem là mùa hè đáng mong chờ nhất trong suốt nhiều năm vừa qua. Nguyên nhân là do đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát nên trẻ nhỏ cũng được ra ngoài tham gia nhiều hoạt động hơn. Tuy nhiên, vì đã ở trong nhà suốt một thời gian dài, lại làm bạn với các món đồ điện tử thường xuyên như điện thoại, máy tính bảng, tivi… nên trẻ nhỏ khó tránh khỏi tình trạng cận thị sớm.

Trẻ thời nay không những dậy thì sớm mà còn dễ gặp phải một vấn đề do tiếp xúc với đồ điện tử quá nhiều - Ảnh 1.

Ngày trước thì hay lo trẻ nhỏ dậy thì sớm do thói quen ăn uống sai lầm, thời nay thì lại thêm nỗi lo nữa là cận thị sớm do tiếp xúc với đồ điện tử quá nhiều. Vậy đối với những trẻ được chẩn đoán có độ cận thị cao sẽ cần lưu ý những điều gì?

Những lưu ý khi được chẩn đoán có độ cận thị cao

Xét về đặc điểm của người bị cận thị nặng, khi cận trên 6 đi ốp là lúc cần đi kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ. Độ cận quá cao như vậy có thể gây ra những bệnh lý về mắt, thậm chí còn khiến thị lực bệnh nhân yếu dần, kém linh hoạt và dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là mù lòa vĩnh viễn.

Người cận nặng càng không nên bê vác đồ nặng hoặc làm các công việc quá sức. Tuyệt đối không chơi các môn thể nặng như đấm bốc, võ thuật, nâng tạ… để tránh chấn thương vào mắt.

Trẻ thời nay không những dậy thì sớm mà còn dễ gặp phải một vấn đề do tiếp xúc với đồ điện tử quá nhiều - Ảnh 2.

Thêm nữa, ngay khi có các hiện tượng như mắt mờ đột ngột, nhìn đồ vật méo mó, thấy có ruồi bay, chớp sáng… thì cũng cần đi khám ngay.

Giải pháp khắc phục vấn đề cận thị sớm ở trẻ nhỏ

Theo Ths.Bs. Phạm Thị Hằng (Trưởng khoa Khúc xạ Bệnh viện Mắt Quốc tế DND), giải pháp để khắc phục vấn đề cận sớm là nên chủ động cho trẻ đi khám định kỳ khi độ cận chỉ mới từ 3 - 4 đi ốp. Đồng thời, phụ huynh cũng nên cho trẻ đeo kính đúng số, tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa. Với trẻ nhỏ, có thể sử dụng kính áp tròng ban đêm Ortho – K, uống thuốc... hoặc lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất. Tuy nhiên, các phương pháp phẫu thuật chỉ áp dụng cho người trên 18 tuổi, có độ cận ổn định.

Các phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ

Hiện nay, nhiều bệnh nhân trên 18 tuổi, có độ cận ổn định lựa chọn phẫu thuật khúc xạ để không cần phụ thuộc vào kính. Các phương pháp phẫu thuật điều trị cận thị gồm có:

Phương Pháp ReLEx SMILE

ReLEx SMILE (Small Incision Lenticule Extraction) là bước đột phá trong công nghệ phẫu thuật tật khúc xạ: Không dùng dao, không tạo vạt giác mạc. Do đó, ReLEx SMILE không có biến chứng về vạt giác mạc, thời gian phục hồi sau phẫu thuật nhanh. Phương pháp này sử dụng tia Laser Femtosecond siêu nhanh có tính chính xác cao để tạo ra 02 mặt phân cách, tách phần nhu mô tương ứng với độ khúc xạ cần loại bỏ và rút qua đường phẫu thuật nhỏ chỉ 2mm.

Trẻ thời nay không những dậy thì sớm mà còn dễ gặp phải một vấn đề do tiếp xúc với đồ điện tử quá nhiều - Ảnh 4.

ReLEx SMILE – Phương pháp phẫu thuật điều trị cận thị an toàn và hiệu quả

Phương Pháp Femto Lasik

Femto Lasik là phương pháp phẫu thuật không sử dụng dao vi phẫu. Femto Lasik kết hợp công nghệ của 02 loại Laser: Laser Femtosecond tạo vạt giác mạc và Laser Excimer điều chỉnh khúc xạ. Việc dùng Laser Femtosecond thay cho dao vi phẫu đã loại bỏ nhiều biến chứng trong khi tạo vạt giác mạc, khiến phẫu thuật này trở nên an toàn và ưu việt hơn Lasik.

Phương Pháp Lasik

Lasik là phương pháp phẫu thuật điều trị khúc xạ (cận, viễn, loạn và lão thị) đã phổ biến trên Thế giới hơn 25 năm nay. Phương pháp này dùng tia Laser Excimer nhằm thay đổi độ cong của giác mạc giúp điều chỉnh tật khúc xạ. Do dùng dao vi phẫu cắt vạt giác mạc nên còn một số hạn chế, có thể có biến chứng về vạt trong và sau khi phẫu thuật.

Phương Pháp SmartSurfACE

SmartSurfACE còn được gọi là phương pháp phẫu thuật " không chạm", sử dụng Laser Excimer chiếu trực tiếp lên lớp biểu mô và nhu mô để tạo hình lại bề mặt giác mạc, từ đó giúp điều chỉnh tật khúc xạ. Phương pháp này ứng dụng kỹ thuật xử lý bề mặt không xâm lấn của TransPRK kết hợp với công nghệ SmartPulse cho kết quả thị lực tốt và không có tác dụng phụ về vạt giác mạc.

Phương Pháp Phakic

Phẫu thuật Phakic là phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng cách đặt một thấu kính trong nội nhãn. Thấu kính này có thể có một hoặc nhiều tiêu cự giúp bệnh nhân nhìn được ở khoảng cách cả xa và gần. Những ưu điểm của Phakic: Kỹ thuật đơn giản dễ thực hiện; không làm ảnh hưởng tới cấu trúc sinh học giác mạc; điều chỉnh được độ khúc xạ cao và độ loạn thị… Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm: Chi phí cao, thời gian phục hồi thị lực chậm hơn các phương pháp khác, gây tăng nhãn áp.

Bệnh viện Mắt Quốc tế DND - International Eye Hospital

Địa chỉ: 128 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Hotline: 0969.128.128 – 0968.11.55.88/

Tổng đài CSKH: 1900.6966

Website: matquocte.vn

https://kenh14.vn/tre-thoi-nay-khong-nhung-day-thi-som-ma-con-de-gap-phai-mot-van-de-do-tiep-xuc-voi-do-dien-tu-qua-nhieu-20220811094559221.chn