Loãng xương là mối lo ngại lớn về sức khỏe ở tuổi già vì tình trạng mất xương dần dần xảy ra sau tuổi trung niên, làm tăng nguy cơ té ngã, gãy xương và nằm liệt giường. Đặc biệt, tỉ lệ tử vong trong vòng một năm sau khi gãy xương hông có thể lên tới 30%. Khi nói đến việc ngăn ngừa gãy xương, nhiều người chỉ nghĩ đến việc bổ sung canxi, nhưng một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp! Nguyên nhân đằng sau điều này có thể liên quan mật thiết đến những loại thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn uống của người Nhật.
Người Nhật ăn ít canxi, vậy tại sao tỉ lệ gãy xương lại thấp?
Ryuichiro Sato, giáo sư danh dự tại Đại học Tokyo ở Nhật Bản, chỉ ra rằng so với các nước ÂU Mỹ, lượng tiêu thụ các sản phẩm từ sữa của người Nhật tương đối thấp và lượng canxi hấp thụ cũng vậy. Đáng ngạc nhiên là tỷ lệ gãy xương của phụ nữ Nhật Bản thực sự thấp hơn đáng kể so với phụ nữ Châu Âu và Mỹ, người ta suy đoán rằng điều này có liên quan đến việc người Nhật thích ăn các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, miso, natto...
Đậu nành rất giàu isoflavone, chất dinh dưỡng thực vật có hoạt tính giống estrogen - nội tiết tố nữ, có thể ức chế chức năng của các tế bào hủy xương và giảm tình trạng mất xương. Tuy nhiên, sau khi mãn kinh, sự tiết estrogen giảm khiến xương trở nên mỏng manh hơn.
Giáo sư Ryuichiro Sato chỉ ra rằng isoflavone trong đậu nành không thể thay thế estrogen nhưng chúng có thể liên kết với các thụ thể estrogen và thực hiện các chức năng dự kiến sau khi mãn kinh, do đó giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương.
Các sản phẩm từ đậu nành được người Nhật dùng phổ biến bao gồm đậu phụ, sữa đậu nành, miso... Tuy nhiên, không phải sản phẩm từ đậu nành nào cũng là lựa chọn tốt cho sức khỏe!
- Đậu phụ, đậu khô, sữa đậu nành là những loại phổ biến nhất trong khẩu phần ăn hàng ngày và rất giàu chất dinh dưỡng, thích hợp là nguồn cung cấp protein từ thực vật. Nếu bạn muốn lựa chọn các sản phẩm từ đậu nành, nên ưu tiên những thực phẩm chế biến ít như sữa đậu nành không đường và đậu phụ nguyên chất. Các phương pháp nấu ăn lành mạnh như hấp hoặc hầm có thể làm giảm lượng chất béo và tối đa hóa lợi ích sức khỏe của isoflavone trong đậu nành.
- Miso và natto là những món ăn thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn của các gia đình Nhật Bản. Sau quá trình lên men, chúng có men vi sinh và có giá trị dinh dưỡng đặc biệt.
- Khoai mỡ, đậu xanh, nấm hương, bông cải xanh cũng chứa isoflavone đậu nành nhưng hàm lượng thấp hơn.
- Váng đậu chiên, đậu phụ chiên ít được khuyên dùng nhất. Tuy là món ăn chay thông thường nhưng nó chứa nhiều chất béo do quá trình chế biến. Sau nhiều lần chiên và nấu, thêm hương vị, hàm lượng chất béo và natri quá cao có thể dẫn đến béo phì và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Tóm lại, mặc dù đủ canxi thực sự quan trọng nhưng việc ngăn ngừa loãng xương và gãy xương nhưng bạn cũng không thể chỉ dựa vào việc bổ sung canxi. Hãy nhớ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và đa dạng thực phẩm, ngoài ra cũng cần có thói quen tập thể dục theo khả năng của bản thân sẽ giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ gãy xương!
Nguồn và ảnh: Aboluowang