Mới đây, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa đưa ra thông tin đáng sợ khi mỗi tháng trên địa bàn có từ 150-200 ca mắc bệnh sán chó. Bệnh viện này cũng cho biết từng tiếp nhận ca bị biến chứng nhiễm giun chó mèo di trú lên não gây viêm não.
Theo đó, các bệnh nhân đều khai nhận có thói quen ăn uống các loại rau sống ở quanh vùng và cũng có rất nhiều gia đình nuôi cả chó mèo. Nếu tình trạng bệnh nhân nhiễm sán chó ngày càng tăng như hiện nay thì sẽ rất nguy hiểm.
Mới đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa đưa ra thông tin đáng sợ khi mỗi tháng trên địa bàn có từ 150-200 ca mắc bệnh sán chó.
Hồi đầu năm, cả nước cũng được phen xôn xao trước thông tin nhiều trẻ ở Bắc Ninh dương tính với ấu trùng sán chó. Trong hơn 2.000 mẫu xét nghiệm cho các trẻ mầm non ở Bắc Ninh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 8,8% dương tính với ấu trùng sán chó và 37,2 % dương tính với ấu trùng giun đũa chó, mèo...
Đây là những thông tin khiến nhiều người bị sốc, bởi lẽ giun sán nói chung là loại ký sinh trùng tưởng chừng chỉ xuất hiện nhiều ở những năm về trước. Tuy nhiên, một số thói quen của người hiện đại cũng dễ dàng khiến bạn mắc phải các loại giun sán chó mèo nguy hiểm như nuôi chó mèo, ăn đồ sống, nhất là rau sống… Việc phòng tránh nhiễm giun sán chó mèo đòi hỏi bạn giữ được lối ăn uống, lối sống sạch sẽ nhằm đảm bảo vệ sinh, tránh nguy cơ mắc bệnh.
Trường hợp bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh giun đũa chó mèo được Wilder phát hiện vào năm 1950. Theo Webmd, giun đũa chó mèo có tên khoa học là Toxocara spp, ký sinh trong ruột non của chó mèo, giun đũa có tên là Toxocara canis là giun đũa ở chó, Toxocara cati là giun đũa ở mèo. Mỗi ngày giun đẻ khoảng 200.000 trứng, trứng giun theo phân ra ngoài và có thể sống bên ngoài nhiều tháng.
Đối tượng nuốt phải trứng giun thường là trẻ em chơi đất, chơi với chó hoặc người lớn làm những nghề gần gũi với chó. Ấu trùng trứng giun còn có thể đi vào cơ thể người do dính vào rau, thức ăn… Khi vào ruột non, ấu trùng sẽ chui ra khỏi trứng, đi vào vách ruột, theo máu đi vào các cơ quan nội tạng như tim, phổi, gan và cả não bộ.
Khi xác định nuôi chó mèo cần chú ý có biện pháp an toàn theo lưu ý của bác sĩ, tránh nguy cơ lây nhiễm giun sán.
Khi bị nhiễm ấu trùng giun sán chó mèo, người lớn có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở dạng suyễn, giảm thị lực một bên, ngoài ra có thể bị lên cơn co giật, động kinh do ấu trùng xâm nhiễm vào não, tủy sống… Trẻ em bị nhiễm ấu trùng có triệu chứng sốt nhẹ, ăn ít, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, đau cơ và khớp, khó thở, da nổi mề đay hoặc mẩn đỏ, ho khạc ra đờm có bạch cầu ái toan. Đặc biệt, tình trạng ngứa mãi không dứt cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm sán chó.
Giới chuyên gia khẳng định, ấu trùng giun sán từ chó mèo lây nhiễm cho con người chủ yếu qua đường tiêu hóa, số ít có thể qua da. Mặc dù việc nuôi chó mèo có thể khiến bạn gặp nguy cơ nhiễm ấu trùng giun sán chó mèo nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bạn mắc bệnh giun sán. Ngoài những vật lây như chó mèo, bạn có thể bị giun sán do ăn thịt lợn tái, sống, ăn uống thực phẩm chứa ấu trùng này, không tẩy giun theo định kỳ…
Loại bỏ thói quen ăn rau sống càng sớm thì bạn càng ít có nguy cơ nhiễm giun sán.
Để phòng tránh bệnh giun sán chó mèo nói chung, bạn và gia đình cần tiến hành tẩy giun sán theo định kỳ. Người lớn, trẻ em sau khi chơi với động vật, nghịch đất cát bẩn nên rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra cần hạn chế ăn rau sống ở tại những nơi ô nhiễm hoặc những nơi có đồ phóng uế của chó mèo, thực hiện lối sống ăn chín uống sôi. Khi tẩy giun sán, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn thay vì tự ý mua thuốc về uống. Phụ nữ tránh thai đặc biệt chú ý khi muốn tẩy giun sán vì có một số loại thuốc chống ký sinh trùng không được phép sử dụng.