Theo chuyên gia dinh dưỡng Cai Yifang (Đài Loan, Trung Quốc), bữa sáng là thời điểm quan trọng để khởi động quá trình trao đổi chất sau một đêm dài. Nhưng trớ trêu thay, chính những thực phẩm tưởng chừng “lành mạnh” lại có thể trở thành nguyên nhân âm thầm khiến bạn mang bệnh nếu sử dụng không đúng cách - đặc biệt là vào buổi sáng, khi cơ thể cần năng lượng bền vững và ổn định đường huyết.
Dưới đây là 5 loại thực phẩm được tiêu thụ phổ biến vào buổi sáng nhưng lại là “sói đội lốt cừu” gây hại cho tuyến tụy, dạ dày và lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính, kể cả ung thư:
Nhiều người tin rằng bắt đầu ngày mới bằng bát ngũ cốc trộn sữa là một lựa chọn thông minh. Tuy nhiên, Cai Yifang cho biết hầu hết ngũ cốc công nghiệp đều được làm từ tinh bột tinh chế, đi kèm lượng đường và hương liệu cao.
Ảnh minh họa
Vào buổi sáng, khi đường huyết đang thấp, việc nạp quá nhiều đường khiến insulin tăng vọt, sau đó tụt nhanh khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, dễ thèm ăn hơn trong cả ngày. Sự dao động đường huyết lặp đi lặp lại không chỉ gây tăng cân mà còn dẫn tới nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2 và gan nhiễm mỡ.
Bác sĩ chuyên khoa giảm cân Xiao Jiejian (Đài Loan, Trung Quốc) thì cảnh báo rằng bánh quy, bánh ngọt hay các loại bánh mì ngọt tuy tiện lợi cho bữa sáng nhưng thực chất chứa toàn đường đơn, chất béo chuyển hóa và bột mì tinh luyện.
Ăn những loại này vào buổi sáng không cung cấp chất xơ, protein hay dưỡng chất thiết yếu, mà chỉ khiến đường huyết tăng nhanh rồi giảm mạnh, khiến cơ thể uể oải, tập trung kém và kéo theo các cơn thèm ăn vặt. Lâu dài, thói quen này có thể làm rối loạn chuyển hóa, tăng mỡ máu và gây viêm dạ dày do dư axit bên cạnh việc tăng cân.
Ảnh minh họa
Theo Cai Yifang, sữa chua vốn là thực phẩm tốt nhưng loại có thêm trái cây, siro hay mứt lại chứa lượng đường cao hơn cả nước ngọt. Bắt đầu ngày mới bằng loại sữa chua “ngọt ngào” này chẳng khác gì nạp vào cơ thể một “gói đường hóa trang”.
Hơn nữa, khi dạ dày còn trống rỗng vào buổi sáng, axit trong sữa chua kết hợp với đường có thể kích ứng niêm mạc, gây đầy hơi, khó tiêu. Về lâu dài, thói quen này làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và hội chứng ruột kích thích.
Xiao Jiejian cho biết, các loại thanh năng lượng chỉ thực sự phù hợp khi dùng trước - trong - hoặc sau tập luyện vì mục đích bổ sung nhanh calo và glucose. Nếu ăn vào buổi sáng trong trạng thái tĩnh, đường và chất béo trong thanh năng lượng sẽ nhanh chóng hấp thu, gây tăng đột ngột đường huyết và dư năng lượng tích trữ thành mỡ.
Với người ăn kiêng, đây còn là “cái bẫy” vì chúng khiến bạn tưởng đã no, nhưng thực ra thiếu chất xơ và protein khiến bạn nhanh đói trở lại, dễ ăn bù nhiều hơn vào các bữa sau.
Không ít người thích bắt đầu ngày mới bằng ly nước ép trái cây với hy vọng bổ sung vitamin. Nhưng theo Cai Yifang, nước ép đóng hộp, kể cả loại “100% nguyên chất”, thường đã bị loại bỏ chất xơ và thêm đường hoặc chất bảo quản.
Ảnh minh họa
Ngay cả nước ép tươi, nếu uống khi bụng rỗng, lượng đường fructose cao có thể gây gánh nặng cho gan, khiến gan phải chuyển hóa nhanh, lâu dài dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ. Hơn nữa, thiếu chất xơ sẽ khiến đường trong nước ép được hấp thu nhanh hơn, làm mất cân bằng đường huyết và kích thích tiết axit dạ dày - yếu tố nguy cơ dẫn tới viêm dạ dày, trào ngược, thậm chí tổn thương tế bào đường tiêu hóa.
Nguồn và ảnh: Good Morning Health, Sohu