Thông thường, chỉ cần ngồi im một chỗ khoảng 2 tiếng trở lên là cơ thể đã bắt đầu có sự khó chịu, nhức mỏi. Khi chúng ta ngồi liên tục trong 3 - 4 tiếng, ít vận động, quá trình lưu thông máu trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, không những thế nó còn gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khỏe.
Hỏng dáng
Khi bạn ngồi quá lâu sẽ khó duy trì tư thế ngồi đúng. Lúc này, tự nhiên bạn sẽ bắt đầu cho phép cơ thể ngồi tùy tiện như cong lưng, nghiêng vẹo một bên hoặc đổ quá nhiều về trước. Lâu dần, các tư thế ngồi sai này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống và làm hỏng dáng đi.
LPL hay còn gọi là lipoprotein lipase, một enzyme phá vỡ chất béo và chuyển hóa chất béo thành dạng năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi bạn ngồi nhiều thì enzyme này hoạt động không hiệu quả nên lượng chất béo sẽ tích tụ trong cơ thể. Đó chính là lý do vì sao ngồi nhiều lại khiến bạn dễ bị béo bụng, tăng cân và nguy cơ béo phì cũng cao hơn.
Khi bạn ngồi cả ngày, máu lưu thông không tốt nên dễ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu là một biến chứng về sức khoẻ, trong đó các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch ở chân. Và nguy hiểm hơn là đôi khi các cục máu đông này có thể bị bong ra, theo dòng chảy của máu chạy vào các mạch máu hẹp ở phổi, tim ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe, thậm chí tử vong.
Ngồi quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng, nội mạc tử cung và có thể là ung thư phổi lên 66%. Đây là kết quả của một nghiên cứu khảo sát hơn 4 triệu người và phát hiện 68.936 ca ung thư. Nghiên cứu cho thấy, ngay cả ở những người có tham gia hoạt động thể chất nhưng ngồi quá nhiều trong ngày vẫn ảnh hưởng không ít tới sức khỏe.
Một nghiên cứu của Hà Lan cho thấy rằng chỉ cần một giờ ngồi là đủ để làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Khi bạn ngồi liên tục sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tuyến tụy, từ đó ảnh hưởng đến hàm lượng hormone insulin trong máu nên dễ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu khảo sát hơn 9.000 phụ nữ và cho ra kết quả rằng những người ngồi lâu hay lười thể dục dễ bị trầm cảm cao hơn nhiều so với những phụ nữ ngồi ít hơn, cũng như tập thể dục nhiều hơn. Đặc biệt, những người ngồi hơn 7 giờ một ngày tăng 47% mắc bệnh trầm cảm hơn những người ngồi 4 giờ hoặc ít hơn.
Khi bạn ngồi nhiều sẽ tạo áp lực khá lớn lên hai chân và phần hông. Lâu dần có thể khiến chân không còn linh hoạt và hông bị đau nhức. Ngoài ra, khi bạn ngồi quá lâu, các cơ ở phía sau và cổ căng lên sẽ thường xuyên gây ra những cơn đau nghiêm trọng ở phần vai, cổ và lưng.
Trên đây là các tác hại của việc ngồi quá nhiều, đôi khi do tính chất công việc nên bạn không thể nào hạn chế số giờ ngồi được. Tuy nhiên, chỉ cần tuân thủ hai nguyên tắc đơn giản này thì sẽ hạn chế bệnh đáng kể.
- Cố gắng giữa các giờ ngồi làm việc thì bạn nên đứng dậy và đi lại một chút hoặc ít ra cũng vươn vai tại chỗ để thư giãn cơ bắp, xương khớp và máu được tuần hoàn tốt hơn. Cứ sau khoảng 1 giờ, các bạn nên đứng lên đi lại hoặc nếu không thể thì hãy cố gắng vận động tại chỗ một chút.
- Thường xuyên tập luyện thể chất là cách tốt nhất để ngăn ngừa tác hại do ngồi nhiều. Các môn vận động tay chân như đi bộ, chạy bộ, bơi lội... đều mang đến tác dụng tích cực.
Nguồn: Theactivetimes