Hơi được tạo thành do vi khuẩn đường ruột lên men đường và chất xơ trong thực phẩm. Nếu lượng hơi này quá nhiều hoặc được sản xuất quá nhanh thì đó có thể là do bạn đã tiêu thụ vượt mức đường và chất xơ dễ lên men trong ngày.
Thường thì các loại thực phẩm chứa đường tự nhiên như trái cây, mật ong... hay thực phẩm chứa chất xơ đặc biệt như lúa mì, hành, tỏi, đậu... đều nằm trong nhóm dễ gây xì hơi. Vì vậy, bạn cần tránh tiêu thụ quá nhiều trong ngày mà chỉ ăn ở một lượng vừa phải để cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và hạn chế nguy cơ gặp phải tình trạng "xì hơi". Bởi việc "xì hơi" nhiều chẳng những khiến bạn mất tự tin trước đám đông mà còn là dấu hiệu cảnh báo viêm loét đại tràng nếu đi kèm với các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, giảm cân mất kiểm soát...
Nếu hơi được tạo ra quá nhanh thì vùng ruột của bạn có thể bị phồng to lên nhanh chóng, từ đó khiến bạn có nguy cơ gặp phải hiện tượng đầy hơi, chướng bụng. Đặc biệt, sau khi ăn xong mà bụng của bạn to lên bất thường thì đó có thể là do luồng khí trong bụng của bạn không thoát ra ngoài được nên gây chướng bụng.
Tình trạng chướng bụng nếu kéo dài quá lâu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày, đường ruột của bạn. Do đó, bạn nên chủ động đi khám ngay từ sớm để phòng tránh rủi ro không mong muốn.
Không ăn uống gì linh tinh mà gặp phải tình trạng bụng đau dữ dội thì đó có thể là do hội chứng ruột kích thích gây ra. Ngoài ra, nếu kèm theo hiện tượng chướng bụng, tiêu chảy, táo bón... thì càng không nên chủ quan bỏ qua mà hãy đi khám ngay.
Nguyên nhân gây ra vấn đề này không hẳn chỉ là do tiêu hóa mà còn có thể báo hiệu nhiều chứng bệnh nghiêm trọng khác. Để khắc phục bệnh kịp thời, bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
Những người gặp vấn đề về hệ tiêu hóa thường cảm thấy bụng đau nhói theo từng cơn, có lúc táo bón, có lúc lại tiêu chảy. Thậm chí, thời gian đi đại tiện trong ngày cũng thay đổi thất thường.
Nếu gặp phải những triệu chứng này thì có thể là do lượng vi khuẩn có hại đang tích tụ trong cơ thể bạn quá nhiều và tấn công thành ruột của bạn từ bên trong. Chính điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt căn bệnh về đường ruột như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, ung thư đại tràng...
Khi bỗng cảm thấy không có cảm hứng ăn uống với bất kỳ món ăn vặt khoái khẩu nào mà mình từng yêu thích trước đó, đặc biệt còn luôn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu thì đó có thể là do bạn đã làm việc quá sức hoặc nguy hiểm hơn là mắc các bệnh về tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, viêm ruột non, loạn khuẩn ống tiêu hóa... Nếu để lâu mà không chữa khỏi bệnh ngay thì cân nặng của bạn cũng giảm sút dần và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.