- Người đang dùng thuốc: Sự tương tác giữa caffeine và các chất trong thuốc có thể gây phản ứng với nhau.
- Phụ nữ có thai: Không nên uống quá hai ly mỗi ngày.
- Trẻ em và thanh thiếu niên: Mỗi ngày, không nên tiêu thụ quá 2,5 đến 3mg mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ: Cân nặng 30kg chỉ nên uống khoảng 75 đến 100mg cà phê.
- Bệnh nhân loét dạ dày: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương do axit dạ dày bài tiết quá mức. Uống cà phê chỉ làm tăng nguy cơ thêm loét dạ dày mà thôi.
- Người bị loãng xương: Tốt nhất không vượt quá 2 đến 3 cốc mỗi ngày.
1. Hạn chế uống quá nhiều
Mặc dù cà phê có những lợi ích nhất định, nhưng uống quá nhiều có thể gây gánh nặng cho cơ thể như tim đập nhanh, đánh trống ngực. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, lượng caffein hàng ngày không vượt quá 250mg và mỗi ngày không uống quá 3 tách.
2. Không nên cho thêm đường, kem sữa
Hàm lượng fructose trong đường khối rất cao, có khả năng gây các bệnh nghiêm trọng như béo phì, tiểu đường. Ngoài ra, những loại kem sữa nhiều chất béo hay siro không tự nhiên, chứa nhiều thành phần gây hại cho sức khỏe.
3. Không uống quá nóng
Cà phê cũng giống như các loại đồ uống khác, uống quá nóng sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến thực quản. Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm cao trên 65 độ C sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và các bệnh nguy hiểm khác.
4. Uống vào thời gian hợp lý
Một số người thích uống cà phê khi bụng đói buổi sáng. Điều này không tốt bởi chất caffeine trong cà phê sẽ kích thích, làm tăng axit dạ dày. Axit dạ dày quá mức khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây đau dạ dày.
Có người thích uống cà phê vào ban đêm để giúp tỉnh táo nhưng việc làm này vô tình làm tăng quá trình trao đổi chất, làm mất một phần lớn vitamin B.
Do đó, thời điểm thích hợp nhất là uống cà phê sau bữa sáng để làm giảm tác hại đối với cơ thể.
Nguồn: QQ, The Health, Healthline