Những chi tiết nhỏ chẳng ai để ý này hoá ra có thể quyết định “vận mệnh” chuyến bay, chỉ các phi công có kinh nghiệm mới hiểu rõ

Banana, Theo Trí Thức Trẻ 13:43 29/02/2020

Giả dụ nếu một ngày các phi công dày dặn kinh nghiệm bỗng trở thành hành khách trên một chiếc máy bay, họ có thể dựa vào những chi tiết này để đánh giá khách quan về chuyến bay ấy đấy!

Việc đi máy bay giờ đã trở nên quá đỗi quen thuộc với các tín đồ thường xuyên đi du lịch. Tuy vậy, dù có tự tin rằng bản thân đã hiểu rõ mọi thứ xuất hiện trên chuyến bay, vẫn còn đó vài chi tiết nhỏ mà chỉ những phi công lành nghề mới để ý đến và có thể vận dụng để giải thích một vài hiện tượng lạ trên máy bay. Cùng khám phá thử xem đó là những chi tiết nào nhé!

1. Góc chiếu của ánh sáng

Nếu chuyến bay diễn ra vào ban ngày thì một người phi công dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn để ý đến góc nằm giữa cửa sổ máy bay và ánh sáng chiếu vào. Họ nhận thấy rằng nếu góc độ này bị thay đổi thì có thể chuyến phi cơ đã đột ngột chuyển hướng so với lộ trình vạch ra ban đầu. Điều này phần lớn là do tình hình thời tiết xấu bên ngoài gây ảnh hưởng.

Những chi tiết nhỏ chẳng ai để ý này hoá ra có thể quyết định “vận mệnh” chuyến bay, chỉ các phi công có kinh nghiệm mới hiểu rõ - Ảnh 1.
Những chi tiết nhỏ chẳng ai để ý này hoá ra có thể quyết định “vận mệnh” chuyến bay, chỉ các phi công có kinh nghiệm mới hiểu rõ - Ảnh 2.

2. Mùi hương kỳ lạ

Khi một phi công đang lái, họ có thể biết máy bay có vận hành ổn định hay không dựa vào âm thanh phát ra từ buồng lái. Một âm thanh kỳ lạ, không quen thuộc chính là dấu hiệu của sự cố nào đó. Tuy nhiên khi ngồi ở khoang hành khách, họ không thể dùng tai bởi nơi đây luôn được cách âm với những khu vực khác trên máy bay. Lúc này, những phi công chuyên nghiệp sẽ để ý đến dấu hiệu của mùi hương.

Trên thực tế, chẳng có cánh cửa nào có thể ngăn chặn mùi lan toả trong không khí. Các chuyên gia sẽ dễ dàng nhận biết được một vài mùi hương ví dụ như của dòng khí nén quá nóng, nhiên liệu hoặc dầu thủy lực. Và các phi công biết rất rõ rằng những mùi hương này có thể là dấu hiệu cho một vấn đề nào đang xảy ra với các hệ thống chứa nhiên liệu hoặc động cơ.

Những chi tiết nhỏ chẳng ai để ý này hoá ra có thể quyết định “vận mệnh” chuyến bay, chỉ các phi công có kinh nghiệm mới hiểu rõ - Ảnh 3.

3. Thủ tục hạ cánh

Không chỉ hành khách, các phi công và tiếp viên hàng không luôn phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt khi máy bay hạ cánh. Đó là cửa sổ phải mở, ghế và bàn ăn dựng đứng, dây an toàn phải được cài vào và các thông báo cho hành khách liên tục được đưa ra. Ngồi trong khoang hành khác, những phi công có kinh nghiệm vẫn biết cách canh giờ chính xác đến từng giây. Khi máy bay chuẩn bị hạ độ cao xuống dưới 3000m, phi hành hành đoàn sẽ giữ cho máy bay luôn được thăng bằng. Người phi công ngồi ghế hành khách có thể cảm nhận được điều này rất rõ và nếu có gì không ổn, họ sẽ nhận ra ngay lập tức.

Những chi tiết nhỏ chẳng ai để ý này hoá ra có thể quyết định “vận mệnh” chuyến bay, chỉ các phi công có kinh nghiệm mới hiểu rõ - Ảnh 4.

4. Băng giá trên cửa sổ

Một vài hành khách chắc hẳn sẽ sợ hãi khi máy bay bị rung lắc bởi những nhiễu động không khí. Tuy nhiên chỉ cần bạn thắt dây an toàn trong trường hợp này là sẽ ít có tai nạn xảy ra. Điều mà các phi công thực sự quan tâm chính là băng giá bên ngoài cửa sổ. Trước khi cất cánh, máy bay thường được phủ những chất hoá học có tác dụng ngăn băng giá hình thành trên bề mặt phi cơ khi đang bay, và loại chất này chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian nhất định.

Trong trường hợp xấu nhất, khi hạ cánh các động cơ của máy bay không tạo ra đủ nhiệt khi năng lượng hạ xuống. Điều này có thể dẫn đến trường hợp phi cơ bị phủ trong băng và cản trở việc hạ cánh an toàn. Chính vì vậy, phi công luôn để ý đến tốc độ hình thành của băng giá trên cửa sổ cũng như độ dày lớp băng để biết máy bay có đang ổn hay không.

Những chi tiết nhỏ chẳng ai để ý này hoá ra có thể quyết định “vận mệnh” chuyến bay, chỉ các phi công có kinh nghiệm mới hiểu rõ - Ảnh 5.

5. Số lượng hành khách và sự phân tán trên máy bay

Sự thăng bằng của máy bay có thể được quyết định bởi tổng số lượng hành khách và sự phân tán của họ trên đấy. Đó chính là lý do chính bạn thường không được chuyển ghế khi tiếp viên hàng không thông báo phi cơ sắp cất cánh, hạ cánh hoặc bay qua vùng nguy hiểm, nếu không tuân thủ thì bạn có thể làm sai lệch sự thăng bằng của toàn bộ cỗ máy khổng lồ này đấy!

Những chi tiết nhỏ chẳng ai để ý này hoá ra có thể quyết định “vận mệnh” chuyến bay, chỉ các phi công có kinh nghiệm mới hiểu rõ - Ảnh 6.

Nguồn: Brightside

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày