Món tốt từ lợn vừa hạ đường huyết, giảm huyết áp, vừa đánh tan cả mỡ máu: Nhà nào cũng nên có trong tủ lạnh

Thùy Linh, Theo Đời sống pháp luật 10:06 05/03/2024
Chia sẻ

Bộ phận này thường bị nhầm tưởng có nhiều tác hại, nhưng thực chất lại được coi là “bài thuốc” tốt cho sức khỏe.

Thịt lợn không chỉ được ưa chuộng trong nấu ăn tại nhà mà còn là một trong những nguyên liệu quan trọng trong các nhà hàng và công nghiệp chế biến thực phẩm, dù là xào, nấu canh hay muối chua, trong quá trình chế biến, thịt lợn có thể mang lại kết cấu và hương vị đậm đà cho món ăn.

Thịt lợn có rất nhiều loại, bao gồm thịt nạc, thịt ba chỉ, thịt sườn,… Là một trong những loại thịt phổ biến nhất trên bàn ăn của nước ta, thịt lợn đóng vai trò quan trọng với nhiều phương pháp chế biến món ăn khác nhau. Mỗi phần của thịt lợn đều có những đặc điểm và công dụng riêng, ví dụ thịt nạc thích hợp để xào hoặc nấu chín, thịt ba chỉ thường được dùng có thể dùng trong các món nướng, kho, nấu canh, đến xương lợn cũng được tận dụng để hầm làm nước dùng. Dù là nấu tại nhà hay ở nhà hàng, thịt lợn đều có thể mang lại hương vị phong phú cho bữa ăn.

Giá trị dinh dưỡng của thịt lợn

Thịt lợn rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là B1, B2, B6, B12… Những vitamin này rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể con người, hoạt động bình thường của hệ thần kinh và việc tổng hợp huyết sắc tố.

Món tốt từ lợn vừa hạ đường huyết, giảm huyết áp, vừa đánh tan cả mỡ máu: Nhà nào cũng nên có trong tủ lạnh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Đồng thời, thịt lợn còn rất giàu khoáng chất như sắt, kẽm, kali… Sắt là yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất máu, kẽm là yếu tố quan trọng cần thiết cho hệ thống miễn dịch của cơ thể và kali giúp cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.

Hàm lượng protein chất lượng cao cùng các loại axit amin trong thịt lợn dồi dào, là hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của các mô và tế bào của con người. Đồng thời, protein cũng đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển, duy trì hệ thống miễn dịch cũng như phục hồi từ các tổn thương.

Món tốt từ lợn là có thể hạ huyết áp, hạ đường huyết

Da lợn là nguyên liệu phổ biến được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực châu Á. Ngoài hương vị thơm ngon, cảm giác dai giòn sần sật khá hấp dẫn, da lợn còn có nhiều công dụng bất ngờ với sức khỏe. Không như mọi người lầm tưởng, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng da lợn có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết và lipid máu rất hiệu quả.

Theo ghi chép, từ thời nhà Đường (Trung Quốc), hầu hết các thành viên trong hoàng thất đều được đầu bếp trong cung lên thực đơn và phục vụ một lượng bì lợn vừa đủ để cung cấp dinh dưỡng và làm đẹp đều đặn.

Món tốt từ lợn vừa hạ đường huyết, giảm huyết áp, vừa đánh tan cả mỡ máu: Nhà nào cũng nên có trong tủ lạnh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Trên thực tế, da lợn là một loại thực phẩm giàu chất đạm, có hàm lượng protein của da heo gấp 2,5 lần thịt heo, bình thường nhiều người cũng rất thích ăn. Tưởng chừng da lợn nhiều mỡ nhưng hàm lượng chất béo của da heo tương đối thấp so với thịt heo.

Da heo còn giàu selen, một chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe tim mạch. Do đó, thường xuyên ăn da heo với lượng vừa phải vẫn có thể làm giảm nguy cơ cao huyết áp một cách hiệu quả.

Da lợn còn có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát lượng đường trong máu vì collagen trong da lợn có thể làm chậm quá trình hấp thụ glucose trong ruột, từ đó ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến. Chất này còn giúp tăng độ nhạy insulin, thúc đẩy quá trình sử dụng và chuyển hóa glucose, do đó ăn da lợn điều độ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tiểu đường và các bệnh chuyển hóa khác.

Đồng thời, loại thực phẩm này còn có tác dụng làm giảm lipid máu. Các nghiên cứu cho thấy collagen trong da heo có thể kết hợp với cholesterol trong cơ thể con người, làm giảm sự hấp thu và vận chuyển cholesterol, từ đó làm giảm lượng lipid trong máu.

Ngoài ra, các axit béo không bão hòa trong da lợn còn giúp tăng hàm lượng lipoprotein mật độ cao (cholesterol tốt) và giảm hàm lượng lipoprotein mật độ thấp (cholesterol xấu). Vì vậy, ăn da lợn vừa phải có thể giúp giảm lipid máu và ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh tim mạch.

Trong da heo có một thành phần đặc biệt gọi là protein glycogen, có thể thúc đẩy lưu lượng máu đi khắp cơ thể. Sau khi protein glycogen đi vào cơ thể, giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu, kích hoạt hoạt động của insulin, đạt được mục đích ổn định đường huyết và hạ mỡ máu. Sau khi đường huyết và lipid máu ổn định, huyết áp tự nhiên sẽ giảm dần. Bệnh nhân cao huyết áp thường có thể ăn vừa phải tóp mỡ, bởi vì hàm lượng chất béo và cholesterol trong tóp mỡ tương đối thấp, có thể ngăn bệnh nhân tăng huyết áp tiêu thụ quá nhiều chất béo và cholesterol.

Món tốt từ lợn vừa hạ đường huyết, giảm huyết áp, vừa đánh tan cả mỡ máu: Nhà nào cũng nên có trong tủ lạnh - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

Những lưu ý khi ăn da lợn

Lớp mỡ gần da chứa rất nhiều cholesterol, nếu không loại bỏ mà sử dụng nhiều và thường xuyên sẽ trở thành tác nhân gây bệnh tim mạch, béo phì. Vì vậy, với những nhóm đối tượng dễ béo, trẻ em, phụ nữ mang thai... tốt nhất không nên ăn nhiều bộ phận này.

Đồng thời, theo các chuyên gia, dù da lợn chứa nhiều chất protein nhưng chúng rất khó tiêu, cần thời gian dài để hấp thụ. Do đó, mặc dù chúng không gây độc hại nhưng không nên ăn nhiều, tránh tăng nguy cơ béo phì hoặc mắc bệnh tim mạch.

Ngoài ra, bì lợn nếu như được làm lông sống thì vẫn còn bám lại chân lông. Các chân lông chỉ dài khoảng 2mm nhưng rất cứng, khi ăn vào, chúng có thể cắm vào màng nhầy ở ruột non và dạ dày, gây nguy cơ tổn thương dạ dày hoặc ruột.

*Nguồn: Sohu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày