“Sắt là một khoáng chất quan trọng chịu trách nhiệm cho một số vai trò quan trọng trong cơ thể bạn. Quan trọng nhất, sắt là yếu tố cấu tạo ra hemoglobin, hay còn được gọi với tên huyết sắc tố. Chúng đóng vai trò giúp cho oxy được lưu thông tới các cơ quan trong cơ thể. Thiếu sắt, lượng hồng cầu trong máu cũng như các mô, cơ sẽ không thể hoạt động hiệu quả được do lượng oxy không được nhận đủ. Bạn sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt”- Tiến sĩ Janine Bowring (Vương Quốc Anh) cho biết.
Ngoài ra, bà cảnh báo thêm rằng ngoài bệnh thiếu máu thì tình trạng thiếu sắt còn có thể gây ra nhiều bệnh lý khác. Ví dụ như gây ra tình trạng tim đập nhanh gây căng thẳng, mệt mỏi, rụng tóc, bong móng, suy giảm trí nhớ, trí thông minh, ngoại hình xấu đi, các hoạt động của cơ thể bị trì trệ. Hay/và gây suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí có thể gây suy giảm khả năng sinh sản và gây sẩy thai.
Tiến sĩ Janine Bowring nói rằng thiếu sắt sẽ gây ra những thay đổi rõ ràng, sớm nhất, dễ nhận biết nhận ở tóc, da và móng. Vì vậy, bạn nên tự kiểm tra thường xuyên, nếu thấy 3 bất thường này trên móng tay thì khả năng rất cao là cơ thể đang thiếu sắt trầm trọng:
Màu móng tay rất nhạt hoặc có sọc dọc màu trắng
“Thật ra điều này rất dễ hiểu. Bởi vì khi thiếu sắt dẫn tới thiếu máu, khiến cho phần cuối các chi như các đầu ngón tay - bao gồm cả phần móng ít được cung cấp máu cũng như oxy hơn để các cơ quan quan trọng hơn được ưu tiên. Dẫn tới móng tay nhạt màu hoặc xuất hiện sọc dọc màu trắng.
Sọc dọc màu trắng trên móng tay rất có thể là do cơ thể thiếu máu do thiếu sắt (Ảnh minh họa)
Chưa kể, thiếu máu lâu ngày cũng sẽ dẫn đến hàm lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu giảm, từ đó cũng sẽ khiến màu da nhạt đi ở một mức độ nhất định. Tình trạng da nhợt nhạt có thể xuất hiện trên khắp cơ thể ngoài móng tay hay móng chân, ví dụ như mặt, nướu, bên trong môi hoặc mí mắt dưới…” - Tiến sĩ Janine Bowring giải thích.
Móng tay trở nên thô ráp, giòn và dễ gãy
Thiếu máu do thiếu sắt còn có một biểu hiện đặc thù ở móng tay nữa là các móng tay trở nên khô, thô ráp, gồ ghề, giòn và rất dễ gãy.
Theo giải thích của Tiến sĩ Jannine Bowring: “Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu sẽ khiến việc vận chuyển oxy tới các tế bào, trong đó có tóc và móng giảm. Từ đó khiến móng giòn dễ gãy. Chưa kể, bản thân chất sắt cũng góp phần vào quá trình hình thành, duy trì độ cứng, độ bóng mịn của tóc và móng nên khi thiếu sắt móng tay khô, dễ gãy hơn cũng là khó tránh khỏi”.
Móng tay lõm hình thìa
Tiến sĩ Jannine Bowring cho biết, móng tay hình thìa là hiện tượng phần giữa của móng tay bị lõm xuống, phần xung quanh cạnh của móng tay lại vênh lên, trông giống hình dạng của một chiếc thìa. Móng lõm hình thìa có khả năng giữ được một giọt nước trên móng.
“Đây là dấu hiệu đặc trưng ở người bị thiếu máu do thiếu sắt, trường hợp chỉ thiếu sắt hay thiếu máu do dinh dưỡng hoặc yếu tố khác ít gặp hơn rất nhiều. Các thống kê lâm sàng cho thấy người gặp phải tình trạng này thường có mức độ hồng cầu huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người bình thường. Trong khi đó, sắt là chất quyết định lớn tới lượng hồng cầu trong máu” - bà nói thêm.
Thiếu máu do thiếu sắt thường gây tình trạng móng tay lõm hình thìa, giòn và dễ gãy (Ảnh minh họa)
Bà cũng cho biết, theo một bài báo đăng trên QJM Tạp chí Y học Quốc tế: “Móng tay lõm vào, còn được gọi là koilonychia, ảnh hưởng đến khoảng 5,4% số người bị thiếu sắt. Điều này được cho là xảy ra do sự biến dạng hướng lên trên của các phần bên và phần xa của các tấm móng thiếu sắt bị dẻo đi dưới áp lực cơ học”.
Ngoài móng tay, Tiến sĩ Jannine Bowring cho biết chúng ta có thể tìm ra các manh mối về thiếu máu do thiếu sắt ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Ví dụ như:
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng dai dẳng không rõ nguyên nhân.
- Hay hụt hơi, chóng mặt.
- Nhịp tim đáng chú ý ( thường là tim đập nhanh).
- Da nhợt nhạt hơn bình thường
- Hay nhức đầu khó hiểu.
- Lưỡi sưng, viêm, nhợt nhạt, hoặc khô miệng, nứt khóe miệng, loét miệng
- Tóc khô xơ, xuất hiện tóc trắng khi còn trẻ, gãy rụng nhiều.
May mắn thay, Tiến sĩ Jannine Bowring tiết lộ rằng việc bổ sung sắt không quá khó khăn. Bạn có thể bổ sung bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc các viên bổ sung sắt chuyên dụng, thực phẩm chức năng. Thịt đỏ, quả sung, chà là, mật mía, gan động vật, rau bina, tảo xoắn… là nguồn cung cấp sắt dễ hấp thụ được bà gợi ý.
Điều quan trọng là hãy tham khảo ý kiến từ y/dược sĩ để đảm bảo liều lượng khoa học. Ngoài ra, hãy nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường hệ miễn dịch để tăng hiệu quả và giảm triệu chứng khó chịu.
Nguồn và ảnh: Express UK, Eat This, Heathline