Mệt mỏi hay buồn ngủ sau một ngày dài làm việc là điều bình thường. Tuy nhiên, lúc nào cũng trong trạng thái buồn ngủ thì đây lại là tình trạng cần đặc biệt chú ý. Bởi chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe bất thường sau.
Những biểu hiện như luôn buồn ngủ, mệt mỏi, tim đập nhanh, chân tay tê mỏi... là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu máu của cơ thể. Tình trạng thiếu máu nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, khi nhận thấy những dấu hiệu trên thường xuyên, bạn hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn. Nếu tình trạng không thuyên giảm, hãy đến ngay các cơ sở y tế để khám bệnh.
Luôn có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ cũng là biểu hiện cho thấy cơ thể đang stress. Cùng với những biểu hiện như suy nghĩ tiêu cực, luôn cảm thấy mặc cảm cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng trầm cảm. Khi gặp tình trạng buồn ngủ thường xuyên, bạn hãy chú ý theo dõi các dấu hiệu khác thường. Điều này sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và có thể điều chỉnh tâm trạng tốt hơn.
Trạng thái buồn ngủ vẫn luôn "kè kè" bên cạnh thì đây có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này có thể kèm theo những dấu hiệu như dễ ngủ thiếp đi, hay tỉnh giấc trong đêm, đau đầu khi ngủ dậy hoặc luôn buồn ngủ vào ban ngày.
Khi gặp những dấu hiệu này, bạn nên chú ý ngủ đủ giấc vào ban đêm. Nếu tình trạng vẫn tái diễn thì bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra chất lượng giấc ngủ và điều trị chúng.
Thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày và khó ngủ về đêm là là triệu chứng khi hoạt động của não bị ảnh hưởng. Đây cũng có thể là dấu hiệu của chứng thiểu năng tuần hoàn não do lượng máu không được cung cấp đủ đến vị trí này.
Những dấu hiệu kèm theo cảnh báo hoạt động não bộ gặp vấn đề như đau đầu, hay quên và khó tập trung. Do vậy, khi nhận thấy những biểu hiện trên bạn thì hãy theo dõi và tìm đến các cơ sở y tế để nắm bắt tình trạng bệnh kịp thời.
Thói quen sử dụng đường glucose không đúng cách sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Lúc này, cơ thể sẽ mất nhiều năng lượng cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi đó, năng lượng không đủ để duy trì các hoạt động của cơ thể dẫn đến người bị tiểu đường thường xuyên có cảm giác thèm ngủ hay mệt mỏi.