Chế độ ăn low carb làm tăng 30% nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh

AN NHIÊN, Theo Trí thức trẻ 13:17 22/11/2017
Chia sẻ

Phụ nữ thực hiện chế độ ăn low carb trong thai kì có thể làm tăng nguy cơ sinh con mắc tật nứt đốt sống (spina bifida) và một số dị tật khác.

Nghiên cứu cho thấy những người phụ nữ thực hiện chế độ ăn low carb (kiêng tinh bột) trong thai kì có nguy cơ sinh con mắc tật nứt đốt sống cao hơn những người khác 30%.

Tật nứt đốt sống là một khuyết tật của ống thần kinh (neural tube defect - NTD), nói về tình trạng gai xương bị hở hay cột sống có phần không kín hoàn toàn. Hình thức nghiêm trọng nhất của nứt đốt sống có thể bao gồm cơ suy yếu hoặc liệt ở phần hở, mất cảm giác dưới phần hở và mất khả năng kiểm soát bàng quang và đại tràng.

Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của axit folic trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai, nó là chìa khóa cho sự phát triển xương và xương sống của bé.

Nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill đã đánh giá mối quan hệ giữa lượng carbohydrate thấp và nguy cơ trẻ bị khuyết tật ống thần kinh.

Giáo sư Tania Desrosiers của nghiên cứu cho biết: "Chúng ta đã biết rằng chế độ ăn kiêng của bà mẹ trước và trong thời gian mang thai đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bào thai. Điểm mới trong nghiên cứu này là nó cho thấy lượng carbohydrate thấp có thể làm tăng nguy sinh con mắc bệnh dị tật ống thần kinh cao hơn 30%."

Chế độ ăn low carb làm tăng 30% nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh - Ảnh 1.

Thực hiện chế độ ăn low carb trong thai kì có nguy cơ sinh con mắc tật nứt đốt sống cao hơn 30%.

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Birth Defects Research, đã phân tích dữ liệu từ Nghiên cứu Ngăn ngừa Dị tật Quốc gia, kéo dài từ 1998 tới 2011 với sự tham gia của 11.285 phụ nữ có thai từ Arkansas, California, Georgia, Iowa, Massachusetts, New York, North Carolina, Texas và Utah.

Trong nghiên cứu này, 1.740 trường hợp là thai chết lưu hoặc tử vong do những cơn đau thắt ngực và 9.545 trường hợp trẻ sinh ra không có dị tật bẩm sinh.

Nghiên cứu cũng phát hiện lượng axit folic trong khẩu phần ăn của những phụ nữ thực hiện chế độ ăn low carb ít hơn một nửa so với những phụ nữ khác.

Ước tính một phần năm phụ nữ Mỹ có nồng độ folate trong máu dưới mức được khuyến cáo có thể làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Vì lý do này, vào năm 1998, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm bắt đầu yêu cầu phải bổ sung axit folic vào các sản phẩm ngũ cốc.

Chế độ ăn low carb làm tăng 30% nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh - Ảnh 3.

Mặc dù phụ nữ được yêu cầu bổ sung axit folic, nhưng đến một nửa số phụ nữ mang thai không có kế hoạch và nhiều người không thực hiện cho đến  khi một khiếm khuyết ống thần kinh có thể đã xuất hiện.

Điều này chứng minh axit folic đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với phụ nữ có thể mang thai. Axit folic còn được gọi là vitamin B9 là một chất dinh dưỡng thiết yếu làm giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ nên bổ sung hàng ngày 400 microgam axit folic trong khi họ đang cố gắng để mang thai và nên tiếp tục dùng liều này trong 12 tuần đầu của thai kỳ, giai đoạn xương sống của bé phát triển.

Các thực phẩm bao gồm rau xanh, lá, gạo nâu, bánh mì và ngũ cốc ăn sáng được bổ sung axit folic là nguồn cung cấp axit folic tốt nhất dành cho phụ nữ mang thai.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày