Yang Zhiwen (Đài Loan, Trung Quốc) chuyên gia giảm cân - bác sĩ gia đình cho biết, trước đây cô từng gặp trường hợp một gia đình lần lượt đến gặp cô và tất cả đều được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Sau khi tìm hiểu chế độ ăn 3 bữa của gia đình, cô đã tìm ra nguyên nhân của việc này.
Được biết, gia đình này thường xuyên ăn cơm chiên và mì xào ba bữa mỗi ngày, mỗi người ăn liền ba bát trong mỗi bữa. Đặc biệt khi ăn, họ rất thích cho một loại tương nổi tiếng của địa phương. Dù có hương vị thơm ngon nhưng nếu ăn quá thường xuyên với lượng lớn thì hoàn toàn có thể gây ra bệnh tiểu đường.
Bác sĩ cho biết, do lượng tinh bột nạp vào lớn khiến họ no mà không cần ăn thêm các chất như đạm và xơ, gây mất cân bằng dinh dưỡng. Cũng bởi vì ăn nhiều tinh bột, tình trạng kháng insulin và hội chứng chuyển hóa sẽ xảy ra, dẫn đến bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, axit uric cao và béo phì. Nếu kéo dài chế độ ăn này, đảm bảo 100% sẽ mắc tiểu đường.
Cùng với đó, lượng natri trong các loại tương truyền thống mà gia dình này thường dùng khá cao, tăng nguy cơ mất nước, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết cũng như tăng áp lực thẩm thấu - một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Bác sĩ Yang Zhiwen cho biết, bệnh tiểu đường được chia làm hai loại. Bệnh tiểu đường loại 1 là bệnh tự miễn, còn bệnh tiểu đường loại 2 liên quan nhiều đến di truyền trong gia đình. Tuy nhiên, trong trường hợp của gia đình trên, việc cả nhà cùng mắc tiểu đường nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn uống của cả gia đình.
Vì gạo trắng được chế biến kỹ khiến cơ thể dễ tiêu hóa hơn, lượng đường trong máu cũng tăng nhanh hơn nên nếu hấp thụ quá nhiều sẽ khiến đường huyết tăng nhanh, kéo dài dễ dẫn đến tiểu đường. Mặc dù vậy, cơm trắng vẫn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và là thứ không thể thiếu trong bữa cơm của gia đình Việt Nam.
Chính vì vậy, để giảm nguy cơ mắc tiểu đường khi sử dụng cơm trắng, có thể lưu ý những điều sau:
1. Đừng nấu cơm quá mềm
Cơm mềm tuy ngon và cũng dễ tiêu hóa hơn nhưng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn sau bữa ăn, chính vì vậy, không nên nấu cơm quá mềm.
2. Thêm gạo lứt và các loại đậu nguyên hạt vào gạo trắng
Thường xuyên ăn gạo trắng không sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Nên bổ sung thêm gạo nếp cẩm, gạo đen, gạo lứt, đậu xanh, đậu đỏ và các loại ngũ cốc thô và đậu khác vào cơm trắng để hạn chế đường huyết tăng cao.
3. Nên ăn cơm trong ngày và tránh hâm nóng nhiều lần
Tốt nhất không nên nấu quá nhiều cơm một lúc. Việc đun lại quá nhiều lần sẽ khiến cơm mềm hơn, dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Tốt nhất nên ăn cơm được nấu ngay trong ngày.
Ăn quá nhiều cơm trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng không có nghĩa là người mắc bệnh tiểu đường không được ăn cơm trắng. Chỉ cần học cách ăn cơm trắng lành mạnh thì vẫn có thể ăn được gạo trắng kết hợp với tập thể dục phù hợp sẽ có thể giúp khống chế lượng đường huyết và phòng ngừa tiểu đường tốt hơn.
Nguồn: edh.tw