Nếu không có chế độ ăn kiểm soát lượng đường
sẽ gây ra những vấn đề gây nguy hại sức khỏe sau:
Những thực phẩm chứa đường tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng sâu răng "tấn công". Bạn nên cân bằng lượng đường trong cả ngày để không gây hại răng nhé!
Đường sẽ được chia thành hai loại đó là glucose và fructose khi được tiêu hóa. Trong đó, fructose sẽ được chuyển hóa thành glycogen và được lưu trữ trong gan. Khi lượng glycogen được sản xuất quá nhiều khiến fructose chuyển hóa thành chất béo. Những chất béo này gây hại cho gan đặc biệt là tình trạng gan nhiễm mỡ.
Nghiên cứu đã cho thấy, lượng đường cao trong máu sẽ phá vỡ các collagen tự nhiên. Lúc này, việc duy trì độ ẩm và giữ đàn hồi cho da sẽ bị ảnh hưởng. Đồng nghĩa với việc những nếp nhăn sẽ xuất hiện kèm theo tình trạng da khô sạm, già sớm.
Insulin là một loại hormone quan trọng giúp điều chỉnh sự tăng trưởng của nhân tế bào. Ăn quá nhiều đường khiến mức độ insulin tăng cao làm tăng nguy cơ mắc béo phì và tiểu đường. Chúng cũng là nguyên nhân làm đảo lộn quá trình trao đổi chất và và tăng trường của tế bào gây ra ung thư.
Một trong những nguyên nhân gây cận thị đó chính là do chế độ ăn thừa đường, thiếu canxi và crom. Ăn nhiều đường làm tăng đàn hồi của nhãn cầu và làm tăng nguy cơ cận thị.
Theo hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã công bố:
Tuy nhiên, đường không chỉ là một loại gia vị khi nêm nếm thức ăn mà chúng còn có trong các loại thực phẩm mà chúng ta dùng mỗi ngày. Bạn có thể kiểm soát chúng nhờ chỉ số đường ghi sau bao bì của nhiều loại thực phẩm.
Ngoài ra, những đồ ăn chứa nhiều đường như: bánh ngọt, kẹo, soda,.. nên hạn chế dùng. Bạn cũng có thể bổ sung đường từ trái cây thay vì những thực phẩm chứa đường hóa học gây hại.