Chế độ ăn uống tác động rất lớn đến lượng canxi trong cơ thể. Có nhiều loại thực phẩm giúp bạn bổ sung canxi nhưng cũng không ít loại đang làm cạn kiệt chúng nếu dung nạp quá thường xuyên. Trong đó có 8 thực phẩm được rất nhiều bạn trẻ yêu thích đó là:
Các chuyên gia khuyến nghị 1 người không nên ăn quá 100g thịt đỏ mỗi ngày và nên chọn thịt tươi thay vì chế biến sẵn để đảm bảo sức khỏe và tốt cho xương.
Ảnh minh họa
Bởi vì hấp thụ quá nhiều protein, photpho trong thịt gây áp lực cho toàn bộ cơ thể, ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi và đẩy nhanh quá trình mất canxi. Thông thường, sau tuổi 35 cơ thể sẽ bắt đầu rơi vào trạng thái mất canxi, nhưng nếu bạn có chế độ ăn quá nhiều thịt, quá trình này sẽ đến sớm hơn rất nhiều.
Người trẻ hiện đại có thói quen uống cà phê hàng ngày, thậm chí có người uống đến vài cốc mỗi ngày. Tuy nhiên, nên hạn chế uống cà phê để đảm bảo sức khỏe và không rơi vào trạng thái thiếu canxi.
Vì cà phê có chứa rất nhiều caffeine có tính kích thích, không chỉ giữ cho trung khu thần kinh của con người luôn ở trong trạng thái hưng phấn mà còn thúc đẩy quá trình co mạch. Sau khi mạch máu co lại, lượng nước tiểu trong cơ thể sẽ tăng lên, canxi trong đó cũng tăng lên và bị đào thải ra bên ngoài.
Nên việc hấp thụ quá nhiều caffein vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi ở 1 mức độ nhất định, đồng thời nó cũng đẩy nhanh quá trình mất canxi.
Theo khuyến nghị từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1 người trưởng thành không nên ăn quá 2g natri hay tương đương với khoảng 5g muối trên ngày. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi thường có xu hướng thích ăn đồ nhiều muối, được nêm nếm đậm đà, dùng nhiều loại gia vị khi ăn uống. Điều này làm tăng nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm cả loãng xương do mất canxi.
Bác sĩ nội tiết Felicia Cosma (Giáo sư y học lâm sàng tại Đại học Columbia ở New York) cho biết: "Càng ăn mặn, lượng canxi trong cơ thể bạn càng mất nhanh bởi muối chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bài tiết quá nhiều canxi qua thận". Ngoài ra, bản thân natri khi vào cơ thể với lượng lớn cũng sẽ có các phản ứng tiêu cực với canxi, ảnh hưởng tới hấp thụ và chuyển hóa canxi.
Bác sĩ nội tiết Felicia Cosma cũng đánh giá nước ngọt là một trong những thực phẩm đẩy nhanh quá trình mất canxi, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của xương.
Theo bà, uống nhiều nước ngọt có ga mỗi tuần có liên quan đến việc giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương. Đồng thời nó cũng làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Vì vậy, muốn bảo vệ xương thì hãy hạn chế uống các loại nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có ga.
Ảnh minh họa
Những thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật có hàm lượng canxi thấp và nhiều chất béo. Hơn nữa, lớp mỡ dưới da chứa rất nhiều cholesterol, axit béo, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình mất canxi và còn là thủ phạm gây bệnh tim mạch, béo phì. Phổ biến nhất là thịt mỡ, mỡ lợn, da động vật, đặc biệt là da lợn, gà hay vịt.
Nếu hấp thụ quá nhiều axit oxalic sẽ dẫn tới phản ứng tương tự kết tủa hoặc tạo thành muối canxi dạng rắn. Muối canxi này rất khó hòa tan trong dạ dày và ruột, khiến bạn giảm năng suất hấp thụ canxi, gây ra thiếu canxi. Các thực phẩm giàu axit oxalic bao gồm sắn, rau chân vịt, rau muống đỏ, măng, súp lơ xanh, cải xoong, rau diếp, măng tây, khoai tây, cà tím…
Thực phẩm tinh chế là các loại thực phẩm thiếu chất xơ như gạo chà xát kỹ, bột mì chế biến kỹ, rau xanh xay quá nhỏ, thịt, sữa và sản phẩm chế biến từ sữa. Tuy rằng tiện lợi và được nhiều người hiện đại yêu thích nhưng cần biết quá trình tinh chế có thể làm mất canxi trong chính thực phẩm đó.
Ngoài ra, thực phẩm chế biến tinh chế có hàm lượng đường cao hơn, trong khi quá trình chuyển hóa đường cũng cần đến canxi nên sẽ khiến cơ thể phải tiêu tốn nhiều canxi hơn hẳn bình thường.
Đường và các loại đồ ngọt nhiều đường như bánh ngọt, siro… là kẻ thù của xương khớp và quá trình hấp thụ canxi.
Ảnh minh họa
Một nghiên cứu đăng tải trên trang Natural News nổi tiếng về sức khỏe cho biết, tiêu thụ nhiều đường trắng tinh luyện có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Vì nạp đường làm tăng lượng axit đến thận và tăng mức độ insulin. Đồng thời, nó làm giảm lượng canxi hấp thu và tăng bài tiết canxi.
Ngoài ra, đường làm gián đoạn quá trình hấp thụ và vận chuyển canxi, chuyển đổi và hấp thu vitamin D để tạo xương, cũng như kích hoạt một loại enzyme cần thiết cho sự hình thành xương mới. Đường còn làm tăng sản xuất axit lactic trong mô xương và làm gián đoạn hoạt động của các nguyên bào xương, là những tế bào chuyên biệt tạo xương.
Nguồn và ảnh: QQ, Natural News, Eat This