Khi thời tiết thay đổi, chúng ta dễ mắc cảm lạnh. Khi đó, sức đề kháng của cơ thể suy yếu và năng lượng cũng bị hao hụt nhiều. Do đó nên ăn gì và không nên ăn gì trong thời điểm này rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phục hồi của người bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm không nên ăn khi bị cảm lạnh, bạn cần phải thực sự lưu ý:
1. Trứng
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng nếu bị cảm lạnh thì không được ăn trứng, vì nó sẽ khiến tình trạng cảm lạnh trầm trọng hơn. Thật vậy, một số chuyên gia đã chỉ ra rằng trong thời kỳ bị cảm cúm, bạn nên ăn càng ít trứng càng tốt hoặc tốt nhất là không nên ăn trứng, để giúp hồi phục cảm lạnh.
Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)
Bởi khi bạn ăn vào thời điểm đang mắc bệnh, lượng calo trong cơ thể sẽ tăng lên, nhiệt độ cơ thể không thể phân bố đều khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, dù trứng có giá trị dinh dưỡng cao nhưng hoàn toàn không tốt cho người bị cảm lạnh, đặc biệt là trứng luộc hoặc trứng chiên.
2. Thịt vịt, thịt cừu
Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)
Thịt vịt có tính hàn (lạnh), giàu đạm, tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên lại không tốt cho những người bị cảm. Bởi cơ thể người bệnh lúc này đang ở trong trạng thái yếu ớt, chức năng tiêu hóa giảm sút. Thịt vịt có lượng mỡ tự nhiên khá cao, sẽ cản trở việc hấp thụ và dẫn đến không thể tiêu hóa. Bên cạnh đó, thịt vịt còn có tính hàn, ăn vào có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thịt cừu thì có vị ngọt, tính ấm, đại bổ nhưng khi người bị cảm lạnh ăn vào sẽ gây ảnh hưởng đến việc điều trị sốt.
3. Quả hồng
Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)
Quả hồng là loại quả có tính hàn nên người bị cảm lạnh không nên ăn nhiều. đối với người bị trúng phong hàn, ăn vào sẽ làm chậm quá trình hồi phục cảm lạnh, thậm chí còn có thể làm nặng thêm bệnh tình.
4. Thực phẩm quá nhiều dầu mỡ
Nên hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm chiên, nướng khi bị cảm. Nguyên nhân là do đây là những thực phẩm khó tiêu, ăn vào sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, làm suy giảm chức năng tiêu hóa, bệnh tình sẽ càng nặng hơn, không có lợi cho sự phục hồi sức khỏe của người bệnh.
5. Trà đậm
Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)
Trong thời gian bị cảm, người bệnh cũng cần lưu ý không uống quá nhiều trà đậm. Trà đậm sẽ khiến não bộ hưng phấn, đồng thời sẽ làm tăng nhịp mạch và huyết áp. Tác động này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể người bệnh tăng cao khiến tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng. Ngoài ra, trong trà có một số chất có thể ảnh hưởng đến sự hòa tan của thuốc, từ đó ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc của cơ thể, thậm chí làm giảm tác dụng của thuốc.
6. Đồ lạnh
Khi bị cảm lạnh, cơ thể ốm yếu và thiếu sức đề kháng, uống hay ăn những thực phẩm lạnh sẽ khiến cơ thể gặp phải sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, gánh chịu những tác động không nhỏ. Bên cạnh đó, đây là những thực phẩm không được đảm bảo tính sát khuẩn tốt, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn khi ăn vào, thậm chí bệnh sẽ nặng hơn sau khi sử dụng. Vì vậy, không nên dùng các thực phẩm lạnh như kem, nước đá, hoặc thực phẩm để trong tủ lạnh khi bị cảm.
7. Thực phẩm cay
Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)
Ai cũng biết rằng không được ăn cay khi bị cảm, thức ăn cay dễ làm tổn thương dương khí, sốc nhiệt, sinh đờm, ảnh hưởng đến sự phục hồi của người bệnh.
Ngoài ra, mọi người nên chú ý kiểm soát lượng muối ăn vào sau khi bị cảm, việc tiêu thụ quá nhiều muối cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị cảm lạnh. Đồng thời, bệnh nhân bị cảm nên uống nhiều nước đun sôi và chú ý nghỉ ngơi, để cơ thể hỗ trợ tốt hơn trong việc vượt qua bệnh tật.
Bênh cạnh đó, hãy chú trọng hơn đến việc rèn luyện thân thể trong cuộc sống hàng ngày, quan tâm đến thể chất của bản thân. Đồng thời giữ một thái độ sống vui vẻ để lạc quan vượt qua mọi bệnh tật, sống vui và sống khỏe hơn.
( Theo Toutiao)