Một chuyên gia giáo dục cho rằng, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, nếu thực hiện đúng theo những gì Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn thì tiêu cực khó có thể xảy ra ở khâu chấm thi.
Ông Nguyễn Thế Bình, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang cho biết, công tác chấm thi diễn ra từ ngày 30/6 và phấn đấu kết thúc vào ngày 6/7. Đến thời điểm này đã quét xong toàn bộ bài thi trắc nghiệm.
Ngoài đổi mới, điều chỉnh trong khâu coi thi, tổ chức thi, năm nay Bộ GD&ĐT có nhiều điều chỉnh liên quan đến khâu chấm thi. Đây là khâu có nhiều lỗ hổng dẫn đến những tiêu cực thi cử năm 2018.
Nhiều ngày nay, một số phụ huynh học sinh trên địa bàn TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình đã có phản ánh và tỏ ra bức xúc khi họ đặt ra nghi vấn có tiêu cực trong công tác tuyển sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn.
ĐB Phạm Văn Hòa đề xuất giao Chính phủ nghiên cứu sau này, tuỳ thực tế mà có thể bỏ thi THPT, chỉ cấp bằng THPT có điều kiện cụ thể để giảm chi ngân sách nhà nước.
Năm 2019, các thí sinh tự do, thí sinh là học viên giáo dục thường xuyên phải thi chung điểm thi với thí sinh là học sinh lớp 12 trung học phổ thông (tỷ lệ ít nhất 60% trong tổng số thí sinh của điểm thi).
Thiếu tưởng Bùi Minh Giám, Cục trưởng Cục Đào tạo Bộ Công an trao đổi với Tiền Phong hôm nay 17/4, cho biết có 25 sinh viên đến từ Sơn La theo học tại các trường khối công an nhân dân vừa bị buộc thôi học do được nâng điểm tại kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Một loạt thủ khoa, á khoa của các trường quân đội là những thí sinh được nâng điểm với mức "khủng" trong danh sách 64 thí sinh được nâng điểm ở tỉnh Hoà Bình vừa bị "lộ diện".