Những lý do khiến bạn phải thức dậy vào ban đêm và cách giải quyết

Hồng Quân, Theo Helino 12:55 30/12/2017

Bạn không thể có một giấc ngủ trọn vẹn vào ban đêm nếu gặp phải những vấn đề này.

Đã bao giờ bạn tự nhiên thức dậy vào lúc 2 giờ sáng chưa? Theo Jose Colon, người sáng lập Paradise Sleep kiêm tác giả của cuốn sách The Sleep, thức dậy 4 - 6 lần vào nửa đêm là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không thể thiếu của con người. Điều này bắt nguồn từ tổ tiên của chúng ta, khi họ phải thức giấc để canh gác, phòng ngừa hổ hay thú dữ tấn công. Dưới đây là các lý do khiến bạn phải thức dậy vào ban đêm.

Những lý do khiến bạn phải thức dậy vào ban đêm và cách giải quyết - Ảnh 1.

Thức dậy 4 - 6 lần vào nửa đêm là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không thể thiếu của con người.

Tiểu tiện

Chứng tiểu đêm có thể là lý do đầu tiên khiến bạn thức dậy vào ban đêm. Nếu nhận thấy bản thân tự nhiên đi vệ sinh 2 - 4 lần, bạn có thể đã uống quá nhiều nước vào buổi tối. Jonathan Steele, RN, giám đốc điều hành của WaterCures.org cho biết, dù hạn chế bổ sung nước, bạn cũng cần uống đủ loại chất lỏng này trước khi đi ngủ. Cơ thể chúng ta luôn tự cố gắng cân bằng nước và chất điện giải. Quá nhiều nước và thiếu muối sẽ làm cơ thể loại bỏ H2O. Đây là lý do khiến bạn thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.

Để giải quyết tình trạng này, cứ khoảng 30 phút trước khi đi ngủ, bạn hãy uống một cốc nước nhỏ có pha thêm vài hạt muối. Chúng sẽ giúp nước dễ dàng xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể.

Những lý do khiến bạn phải thức dậy vào ban đêm và cách giải quyết - Ảnh 2.

Chứng tiểu đêm có thể là lý do đầu tiên khiến bạn thức dậy vào ban đêm.

Quá nóng

Theo tổ chức National Sleep Foundation (NSF), cảm giác nóng có thể làm bạn khó tiến vào giấc ngủ hơn bình thường. Marc Leavey, chuyên gia y khoa kiêm nhà tư vấn sức khỏe tại Trung tâm Y tế Mercy ở Baltimore cho biết, nhiệt độ phòng, quần áo, chăn và khăn trải giường là những yếu tố làm tác động đến nhiệt độ cơ thể khi ngủ.

Chúng ta có thể ngủ thoải mái trong một nhiệt độ vừa phải. Tổ chức NSF khuyến cáo, 16 - 19°C là nhiệt độ lý tưởng để bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ nhất. Ngoài ra, bạn có thể tắm vòi hoa sen để làm giảm nhiệt độ cơ thể.

Ngủ muộn

Dành thời gian cập nhật hay xem Facebook, Twitter và Instagram sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Rọi sáng khuôn mặt bằng ánh sáng từ màn hình điện thoại trước khi chợp mắt sẽ ngăn cản cơ thể sản sinh hormone gây ngủ melatonin. Richard L. Hansler, bác sĩ tâm lý tại đại học John Carroll chỉ ra, những thiết bị điện tử này có khả năng phá hủy giấc ngủ mạnh mẽ do thường được để gần mặt.

Để giải quyết tình trạng này, bạn cần giảm độ sáng ở màn hình điện thoại và đặt thiết bị này cách mặt ít nhất là 16cm.

Những lý do khiến bạn phải thức dậy vào ban đêm và cách giải quyết - Ảnh 3.

Dành thời gian cập nhật hay xem Facebook, Twitter và Instagram sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Đồ uống có cồn

Dù những loại cocktail có thể làm bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ, chúng cũng gây gián đoạn thời gian nghỉ ngơi của cơ thể vào ban đêm. Tiêu thụ những loại đồ uống có cồn sẽ ngăn cản mắt tiến vào trạng thái thư giãn. Ketan Shah, bác sĩ tại Trung tâm Y tế Saddleback Memorial ở Laguna Hills, California chỉ ra, nếu uống rượu vào ban đêm, bạn sẽ không bao giờ ngủ được. Vì vậy, chúng ta cần loại bỏ thói quen tiêu thụ đồ uống có cồn vào ban đêm. Nếu không có khả năng, bạn hãy dành ra một chút thời gian để cơ thể có thể chuyển hóa cồn trước khi lên giường đi ngủ.

Stress

Những cơn căng thẳng có thể lấy đi giấc ngủ của bạn. Stress khiến chúng ta suy nghĩ và ngăn cản cơ thể tiến vào trạng thái nghỉ ngơi. Vì vậy, tình trạng này làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, bao gồm cả việc thức dậy vào ban đêm. Lekeisha A. Sumner, tiến sĩ kiêm nhà tâm lý học tại Đại học California, Los Angeles cho biết, thiền và các phương pháp tương tự như vậy có thể giúp giảm bớt lo lắng, cải thiện tâm trạng và hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả.

Những lý do khiến bạn phải thức dậy vào ban đêm và cách giải quyết - Ảnh 4.

Những cơn căng thẳng có thể lấy đi giấc ngủ của bạn.

Nếu không có khả năng thực hiện các bài tập yoga hoặc thiền, bạn hãy tìm đến liệu pháp điều trị tâm lý. Ví dụ, liệu pháp Nhận thức - Hành vi có thể làm tăng chất lượng giấc ngủ bằng việc giúp bộ não dễ dàng kiểm soát những suy nghĩ gây stress.

(Nguồn: Pre)