Nhìn móng tay đọc bệnh: Người bị gan nhiễm mỡ thường xuất hiện dấu hiệu này, đa số chỉ nghĩ là mất thẩm mỹ

Thuỳ Anh, Theo Doanh nghiệp và tiếp thị 12:00 07/03/2021
Chia sẻ

Bệnh gan nhiễm mỡ được đặc trưng bởi sự tích tụ chất béo trong gan. Gan hoạt động kém hiệu quả sẽ tác động đến móng tay và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Bệnh gan nhiễm mỡ chia thành hai loại - do rượu (AFLD) và không do rượu (NAFLD). Như tên gọi của nó, nguyên nhân đầu tiên được cho là do uống quá nhiều rượu, nhưng nguyên nhân thứ hai có liên quan đến bệnh béo phì và các lối sống kém lành mạnh khác. Theo nghiên cứu, gan nhiễm mỡ không do rượu là trường hợp xảy ra phổ biến hơn ở các nước phát triển.

Phần lớn những người bị gan nhiễm mỡ không do rượu không có triệu chứng ngay từ đầu. Các triệu chứng chỉ có thể xuất hiện khi gây ra xơ gan - sẹo ở gan do tổn thương gan lâu dài. Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Dược phẩm, khi chức năng gan bắt đầu kém đi, xơ gan có thể gây ra một loạt các thay đổi đáng lo ngại.

Một dấu hiệu cảnh báo trực quan của giai đoạn này là những thay đổi ở móng tay. Theo đó, móng tay của người bị gan nhiễm mỡ thường mở rộng hơn so với bình thường và bị cong theo chiều dốc xuống.

Nhìn móng tay đọc bệnh: Người bị gan nhiễm mỡ thường xuất hiện dấu hiệu này, đa số chỉ nghĩ là mất thẩm mỹ - Ảnh 1.

Các dấu hiệu cảnh báo khác của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu giai đoạn muộn bao gồm:

- Vàng da (vàng mắt và da)

- Cổ trướng (chất lỏng trong khoang bụng)

- Lách to (lá lách to).

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu được chẩn đoán như thế nào?

Uống quá nhiều rượu có thể gây ra sự tích tụ chất béo trong gan. Nó có thể dẫn đến sẹo mô gan, được gọi là xơ gan. Chức năng gan giảm tùy thuộc vào mức độ sẹo xuất hiện. Mô mỡ cũng có thể tích tụ trong gan nếu bạn uống ít hoặc không uống rượu. Đây được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Nó cũng có thể gây ra xơ gan.

Theo NHS, gan nhiễm mỡ không do rượu thường được chẩn đoán sau khi xét nghiệm máu và thường đi kèm các biến chứng, chẳng hạn như viêm gan.

Tuy nhiên, như cơ quan y tế giải thích, xét nghiệm máu không phải lúc nào cũng nhận biết được căn bệnh này. Để chắc chắn, các bác sĩ cần làm thêm siêu âm ổ bụng.

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Hiện chưa rõ nguyên nhân tại sao một số người lại tích tụ mỡ trong gan trong khi một số người khác thì không. "Tương tự như vậy, có rất ít bằng chứng để tìm ra lý do tại sao một số gan nhiễm mỡ phát triển thành viêm và tiến triển thành xơ gan", Mayo Clinic giải thích.

Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ được biết có liên quan đến một số dấu hiệu bệnh mãn tính. Bao gồm:

- Thừa cân hoặc béo phì

- Kháng insulin, trong đó các tế bào không hấp thụ đường để đáp ứng với hormone insulin

- Đường trong máu cao (tăng đường huyết), cho thấy tiền tiểu đường hoặc loại 2 bệnh tiểu đường

- Mức độ chất béo, đặc biệt là chất béo trung tính trong máu cao.

Nhìn móng tay đọc bệnh: Người bị gan nhiễm mỡ thường xuất hiện dấu hiệu này, đa số chỉ nghĩ là mất thẩm mỹ - Ảnh 2.

Mayo Clinic giải thích: "Những vấn đề sức khỏe này thúc đẩy quá trình tích tụ chất béo trong gan. Đối với một số người, chất béo dư thừa hoạt động như một chất độc đối với tế bào gan, gây viêm gan, có thể dẫn đến sự tích tụ mô sẹo trong gan".

Làm thế nào để điều trị gan nhiễm mỡ?

Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp điều trị cụ thể nào cho gan nhiễm mỡ không do rượu. Cần nhiều nghiên cứu hơn để phát triển và thử nghiệm các loại thuốc để điều trị tình trạng này.

Trong đa số các ca bệnh, thay đổi lối sống có thể giúp đẩy lùi bệnh gan nhiễm mỡ. Dưới đây là một số lời khuyên được các bác sĩ đưa ra:

- Hạn chế hoặc tránh rượu

- Giảm cân lành mạnh

- Thay đổi chế độ ăn uống

Nếu đã phát triển các biến chứng, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị bổ sung. Xơ gan có thể dẫn đến suy gan. Nếu bị suy gan, bệnh nhân có thể cần ghép gan.

Nhìn móng tay đọc bệnh: Người bị gan nhiễm mỡ thường xuất hiện dấu hiệu này, đa số chỉ nghĩ là mất thẩm mỹ - Ảnh 3.

Chế độ ăn uống cho bệnh gan nhiễm mỡ

Nếu bạn bị bệnh gan nhiễm mỡ, các bác sĩ khuyến khích điều chỉnh chế độ ăn uống để giúp điều trị tình trạng bệnh và giảm nguy cơ biến chứng. Ví dụ:

- Ăn một chế độ ăn giàu thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bao gồm trái cây, rau, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt

- Hạn chế tiêu thụ carbohydrate tinh chế, chẳng hạn như đồ ngọt, gạo trắng, bánh mì trắng, các sản phẩm ngũ cốc tinh chế khác

- Hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa có trong thịt đỏ và nhiều sản phẩm động vật khác

- Tránh chất béo chuyển hóa, có trong nhiều thực phẩm chế biến sẵn

- Tránh rượu

- Duy trì cân nặng hợp lý

- Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút hầu hết các ngày trong tuần

Nguồn: Express, Healthline

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày