St. Elmo, Colorado, Mỹ: Đây là một trong nhưng thị trấn ma được bảo toàn nguyên vẹn nhất với những tòa nhà, cửa hàng và nhà thờ. Được xây dựng vào năm 1878, dân số sinh sống ở St. Elmo đạt tới 2.000 vào thời kỳ cực thịnh với hàng loạt ngôi nhà, cửa hàng tạp hóa, khách sạn cùng một tòa soạn báo và trường học. Đây từng là một thị trấn khai thác mỏ phát triển dọc theo tuyến đường sắt chạy qua trung tâm Colorado. Năm 1922, tuyến đường sắt ngừng hoạt động và St. Elmo bị bỏ hoang từ đó.(Ảnh Berthold Steinhilber/Laif/Redux).
Kayaköy, Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ: Khi chiến tranh Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc vào năm 1923, ngôi làng Kayaköy của người Hy Lạp với khoảng 2.000 người sinh sống, nằm ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức bị bỏ hoang. Cho đến ngày nay, nơi này vẫn còn hàng trăm ngôi nhà cùng hai nhà thờ lớn, tất cả đều đang xuống cấp và đổ nát. (Ảnh Pete Ryan/National Geographic)
Hẻm núi Chaco, New Mexico, Mỹ: Từ năm 800 đến 1100, tại hẻm núi này tồn tại nền văn minh Chaco. Trong giai đoạn này, hẻm núi Chaco là nơi các cư dân cổ xây dựng nhiều nhà cửa, đền đài. Tất cả các công trình đều được xây dựng kỳ công bằng tay và bằng các vật liệu tự nhiên như bùn đất, gạch nung, gỗ, đá… Cho tới tận hôm nay vẫn còn nhiều công trình trụ lại. (Ảnh Ron Reznick/Vwpics/Redux).
Herculaneum, Naples, Italy: Cuối tháng 8 năm 79 sau Công nguyên, núi lửa Vesuvius ở vịnh Naples, Italy phun trào dữ dội. Hậu quả là thị trấn Herculaneum và thành phố Pompeii bị chôn vùi trong thảm kịch kinh thiên trên. Sau quá trình khai quật khảo cổ đã phát hiện ra các biệt thự tư nhân, cửa hàng, nhà tắm, và nhiều tàn tích của thị trấn.(Ảnh Scott S. Warren/National Geographic.).
Bodie, California, Mỹ: Năm 1879, Bodie là một thị trấn khai thác vàng nhộn nhịp và là nơi sinh sống của 8.500 cư dân. Trong vòng một thập kỷ, các mỏ đã bị cạn kiệt phần lớn và dân số đã bắt đầu suy giảm, cuối cùng chỉ còn lại 150 ngôi nhà không người ở cho đến ngày nay. (Ảnh Pete Ryan, National Geographic Cretive)
Belchite, Zaragoza Province, Tây Ban Nha: Belchite là địa điểm ra một trận chiến tàn bạo trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939). Năm 1937, nơi đây đã bị lực lượng của Franco chiếm đóng, sau đó bị quân đội Cộng hòa tấn công và phá hủy. Hiện nay, những tòa nhà đổ nát còn sót lại của Belchite được coi như một phần lưu niệm và là nhân chứng của cuộc chiến trong quá khứ.(Ảnh Arturo, Vwpics/Redux)
Pyramiden, Svalbard, Na Uy: Thị trấn khai thác than Bắc Cực này thuộc sở hữu của Liên Xô từ năm 1927. Nơi đây là một khu định cư hoàn chỉnh với các doanh trại của công nhân, một trung tâm thể thao và một bức tượng bán thân của Lenin. Khi mỏ than cạn kiệt thị trấn bị bỏ hoang từ năm 1998 nhưng các tòa nhà, bao gồm một thư viện đầy sách, một nhà hát, và một hội trường âm nhạc vẫn nguyên vẹn. (Ảnh Max Galli/Redux)
Bhangarh, Rajasthan, Ấn Độ: Vào năm 1920, sau khi bị raja của Jaipur chiếm đóng, Bhangarh, một thủ phủ địa phương ở phía tây bắc Ấn Độ đã nhanh chóng bị bỏ hoang. Thành phố có niên đại từ khoảng thế kỷ 17 này chỉ còn lại những tàn tích đổ nát gồm pháo đài, đền thờ, chợ trung cổ và những truyền thuyết kỳ lạ về quá trình phát triển và tàn lụi của thành phố. (Ảnh Uig/Getty)
Humberstone và Santa Laura, sa Mạc Atacama, Chile: Hai thị trấn Humberstone và Santa Laura nằm ở sa mạc Atacama của Chile là minh chứng về sự tồn tại của một nơi từng đông đúc dân cư sinh sống hồi đầu thế kỷ 19, bị bỏ hoang từ năm 1958. Hiện tại, những mối lo ngại lớn nhất xung quanh hai thị trấn này chính là sự xuống cấp của các công trình xưa cũ đang phải chịu sự thử thách của thời gian và thời tiết.(Ảnh Oliver Bolch/Anzenberger/Redux).
Hơn 100 năm trước, thị trấn Kolmanskop, Namibia từng là một mỏ kim cương nhộn nhịp. Bệnh viện ở đây sở hữu chiếc máy chiếu X-quang đầu tiên ở nam bán cầu. Từ những năm 1950, thị trấn này bị bỏ hoang do nguồn tài nguyên cạn kiệt, kim cương ở đây trở nên khan hiếm. (Ảnh Alex Treadway/National Geographic).