Có 1 loại củ được người Trung Quốc coi như “nhân sâm đất”, bổ dưỡng toàn diện, giải độc cơ thể, người Việt trồng nhiều ở góc vườn

Khánh Ngọc, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 19:05 06/07/2025
Chia sẻ

Đây là loại củ dân dã, gia vị quen thuộc với người Việt. Đồng thời, đây cũng là một loại dược liệu có thể dùng làm thuốc và làm thực phẩm, có giá trị dược liệu cực kỳ cao.

"Nhân sâm" giá rẻ

Theo một bài chia sẻ trên nền tảng ẩm thực Xiaoerge Food (Trung Quốc), chỉ sau vài tuần ăn gừng mỗi sáng, tác giả nhận thấy sức khỏe của mình cải thiện rõ rệt. Trước đây, người này chỉ cần leo cầu thang vài tầng đã mỏi chân, nhưng nay có thể xách giỏ leo liền năm tầng mà không hề hụt hơi. Tình trạng buồn ngủ vào buổi sáng cũng giảm hẳn, cơ thể nhanh nhẹn, tỉnh táo hơn.

Tác giả gọi gừng là "thực phẩm dưỡng giá rẻ", vì loại củ này chỉ có giá rất rẻ, mua vài nghìn đồng ngoài chợ đã đủ dùng, nhưng công dụng chẳng thua kém gì nhân sâm.

Có 1 loại củ được người Trung Quốc coi như “nhân sâm đất”, bổ dưỡng toàn diện, giải độc cơ thể, người Việt trồng nhiều ở góc vườn- Ảnh 1.

Ở Việt Nam, gừng vốn là loại cây quen thuộc và dễ trồng, được nhiều gia đình gìn giữ từ xưa đến nay. Chỉ cần một khoảnh đất nhỏ hay vài chậu cây ở góc sân, gừng cũng có thể sinh trưởng tốt mà không đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Gừng được người Việt tận dụng trong nhiều món ăn và bài thuốc dân gian như kho cá, nấu cháo, ngâm mắm, làm mứt, chữa ho, giải cảm và giữ ấm cơ thể.

Nhiều gia đình nông thôn còn có thói quen trữ sẵn gừng khô, gừng tươi hoặc gừng giã pha mật ong để sử dụng vào mùa lạnh, giúp phòng bệnh và giữ nhiệt. Nhờ đặc tính dễ trồng, dễ kiếm và giá thành rẻ, gừng từ lâu đã trở thành loại củ "quốc dân", góp mặt trong hầu hết bữa cơm và bài thuốc dân gian ở khắp các vùng quê Việt.

Nhiều nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh những giá trị mà y học cổ truyền tin dùng từ xa xưa. Cụ thể, trong gừng chứa nhiều hoạt chất gingerol - thành phần có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể trước các gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh mãn tính. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau, giải độc và làm ấm đường hô hấp vào mùa lạnh.

Cách chế biến siêu tốt cho sức khỏe

Từ thực tế trải nghiệm, tác giả Xiaoerge Food đã giới thiệu ba cách chế biến gừng đơn giản, dễ làm tại nhà mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng. Những món ăn, thức uống này không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe rõ rệt, đặc biệt trong những ngày giao mùa, thời tiết ẩm lạnh.

Có 1 loại củ được người Trung Quốc coi như “nhân sâm đất”, bổ dưỡng toàn diện, giải độc cơ thể, người Việt trồng nhiều ở góc vườn- Ảnh 2.

Cuối cùng là nước gừng đường nâu, loại thức uống được đánh giá tốt cho sức khỏe, nhất là trong những ngày cơ thể mệt mỏi hoặc cảm lạnh. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần giã nát gừng tươi, đun sôi với nước trong khoảng 15 phút, sau đó thêm đường nâu cho vừa vị.

Thức uống này có tác dụng giữ ấm cơ thể, giảm đau họng, hỗ trợ tiêu hóa và giải cảm nhanh. Tác giả cho biết từng bị cảm sau khi đi mưa, chỉ cần uống một bát nước gừng đường nâu, ngủ trưa một giấc là sáng hôm sau cổ họng dịu hẳn, người khỏe khoắn trở lại.

Có 1 loại củ được người Trung Quốc coi như “nhân sâm đất”, bổ dưỡng toàn diện, giải độc cơ thể, người Việt trồng nhiều ở góc vườn- Ảnh 3.

Ngoài ra, với những người mới làm quen với gừng, nên bắt đầu bằng lượng nhỏ trong mỗi bữa ăn rồi tăng dần để cơ thể thích nghi. Do gừng tươi không phải lúc nào cũng có sẵn, nhiều người thường mua nhiều mỗi khi gặp, trữ nơi thoáng mát và có thể bảo quản sử dụng trong khoảng nửa tháng mà vẫn giữ được chất lượng.

Tổng hợp

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày