Tỏi có thể được xem là thực phẩm đứng đầu giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Một tép tỏi có thể chứa 5mg canxi, 12mg kali và hơn 100 hợp chất sulfuric. Tỏi từ ngày xưa đã được sử dụng như một bài thuốc ngăn ngừa các loại bệnh cảm lạnh thông thường cho đến các bệnh nguy hiểm như dịch hạch.
Ngoài ra, tỏi còn chứa một chất phytonutrient gọi là allicin có tác dụng chống virus và kháng khuẩn giúp ngăn ngừa cơ thể bị nhiễm bệnh do virus tấn công. Tuy nhiên, ăn tỏi sống mới có tác dụng cao, tỏi sau khi nấu chín thì đã mất đi một phần công dụng rồi bạn nhé.
Gừng cũng có tính chất chống vi khuẩn và có thể ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn khác nhau. Gừng cũng rất tốt để thưởng thức trong một ngày trời lạnh vì nó không chỉ làm bạn ấm từ trong ra ngoài mà còn khiến bạn đổ mồ hôi. Loại mồ hôi này không chỉ giúp thải độc cơ thể mà còn chứa một chất chống lại nhiễm trùng. Do đó, bổ sung gừng vào thực đơn thường xuyên cũng là cách tăng cường miễn dịch hiệu quả.
Củ nghệ đã được sử dụng làm phương pháp chữa bệnh trên nhiều quốc gia đặc biệt là ở Châu Á. Nghệ có tính chất chống viêm nhờ chứa hợp chất được gọi là curcumin. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã công nhận tác dụng chống viêm của nghệ và các tính chất tăng cường miễn dịch của curcumin có trong nghệ. Do đó, sử dụng nghệ như một gia vị trong món ăn hoặc đơn giản là pha chút nghệ vào thức uống, trà, mật ong... sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn.
Ở Ấn Độ, tiêu đen rất được ưa chuộng bởi tiêu đen không chỉ được xem là gia vị mà nó còn là một bài thuốc quý. Tiêu đen giúp ấm ruột, ngăn ngừa chướng bụng đầy hơi, thúc đẩy mồ hôi đổ ra để các độc tố thoát khỏi cơ thể.
Ngoài ra, tiêu đen còn chứa hàm lượng piperin cao có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, chống oxy hóa, chống vi khuẩn và chữa sốt, giảm đau. Do đó, thêm tiêu đen vào món ăn là cách đơn giản giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Ớt có nhiều chất beta carotene, chất này sẽ biến thành vitamin A khi đi vào cơ thể. Đây là hợp chất vô cùng cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, ớt cũng chứa chất hoá học có tên gọi là capsaicin giúp giảm viêm, tăng kháng thể, từ đó cơ thể sẽ ít bị nhiễm trùng hơn.
Đặc biệt, cả ớt đỏ và xanh đều có hàm lượng vitamin C cao. Vitamin C chứa bioflavonoids cần thiết sản xuất các tế bào bạch cầu, từ đó ngăn chặn virus tấn công cơ thể hiệu quả. Do đó, ăn một ít ớt vào mỗi bữa ăn sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn bạn nhé.
Trên đây là những loại gia vị tốt cho sức khỏe mà bạn nên bổ sung thường xuyên trong mỗi bữa ăn. Nhờ đó, cơ thể sẽ được thu đủ các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe từ những loại gia vị này!
Nguồn: Theactivetimes