Theo nhiều nghiên cứu, một người bình thường rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày, nhưng tóc mới sẽ mọc lại ngay để thay thế cho phần đã rụng. Tuy nhiên, có một số người lại gặp tình trạng rụng tóc quá nhiều nhưng tóc mới lại không mọc lên. Đây chính là một "nỗi ám ảnh" của phụ nữ. Bởi với họ, mái tóc rất quan trọng trong việc làm đẹp và thể hiện khí chất.
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây nên việc rụng tóc thì khá nhiều, nhưng đầu tiên phải nói đến vấn đề stress. Guồng quay xã hội ngày nay khiến con người chịu áp lực rất lớn, gây nên stress và ảnh hưởng tới nang tóc. Ngoài ra, phụ nữ còn là đối tượng hay bị rụng tóc do thay đổi hormone khi mang thai, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng...
Bên cạnh đó, thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến tóc. Khi trời lạnh, da đầu thường bị tác động bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ ấm đến lạnh. Điều này sẽ làm các mạch máu tại da đầu co lại và mở rộng liên tục, làm cho da đầu bị căng, gây ra cảm giác đau đớn. Sự thay đổi nhiệt độ này có thể gây stress cho tóc và da đầu, từ đó tăng mạnh tình trạng rụng tóc.
Rụng tóc mùa đông là vấn đề nhiều người gặp phải.
Bên cạnh đó, trong thời tiết lạnh, cơ thể sẽ tập trung tuần hoàn máu từ các vùng da vào các bộ phận quan trọng để duy trì nhiệt độ cơ bản. Điều này có thể làm giảm cung cấp dưỡng chất và oxy đến tóc lẫn da đầu. Khi tóc thiếu dưỡng chất và oxy, nó dần trở nên yếu, gãy rụng rất nhiều.
Để giảm thiểu tình trạng rụng tóc, bạn có thể cân nhắc bổ sung dưỡng chất cho tóc và da đầu, sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp và duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ...
Theo Amritha K, chuyên gia dinh dưỡng tại chuyên trang sức khỏe Boldsky, trong bếp có 4 loại gia vị giúp giảm thiểu chứng rụng tóc. Chị em có thể sử dụng thường xuyên để cải thiện tình trạng rụng tóc:
- Quế
Quế là một loại gia vị phổ biến được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn. Quế cũng như một thành phần quan trọng của nhiều món ăn truyền thống và đương đại. Về lợi ích sức khỏe, quế chứa các hợp chất có tính chất chống viêm như polyphenol và flavonoid, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm, góp phần duy trì sức khỏe tổng thể.
Cũng nhờ tính kháng khuẩn và chống viêm này, quế sẽ làm sạch da đầu, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn da đầu – một trong các nguyên nhân gây rụng tóc. Ngoài ra, quế cũng kiểm soát sản xuất dầu da dầu, giúp ngăn chặn sự tạo ra dầu nhờn quá mức trên da đầu. Bởi nếu da đầu có nhiều dầu, chúng sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra tình trạng rụng tóc.
Nhờ tính chất giúp giảm viêm, quế sẽ ngăn chặn các tác nhân gây rụng tóc.
Một trong những lợi ích nổi bật khác của quế là khả năng kiểm soát đường huyết. Theo các chuyên gia, các hợp chất trong quế đã được chứng minh giúp cải thiện sự đáp ứng của cơ thể đối với insulin, làm giảm đường huyết sau khi ăn và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Gừng
Gừng thường được sử dụng để giảm triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm như nghẹt mũi, hắt hơi và đau họng. Nó cũng có tác dụng làm giảm sốt và giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể trong quá trình bị cảm. Có thể nói rằng, gừng là "thần dược" trị bệnh vặt vào mùa đông lạnh.
Ngoài ra, gừng còn chứa các hợp chất có tính chất chống viêm như gingerol, shogaol và zingerone giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm và kháng viêm nhiễm. Như đã đề cập ở trên, những tính chất này sẽ giúp bảo vệ tóc khỏi bị nhiễm khuẩn, giảm rụng tóc.
Gừng có tác dụng làm giảm sốt và giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.
Gừng không chỉ giúp làm dịu cơn đau dạ dày mà còn thúc đẩy sự phát triển của tóc. Cụ thể, gừng giúp cải thiện lưu thông máu đến da đầu, đảm bảo nang tóc nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung gừng vào bữa cơm, trong các món xào, súp hay pha trà gừng đều tốt.
- Nghệ
Nghệ chứa một hợp chất chính là curcumin, sở hữu tính chất chống viêm mạnh mẽ. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể, giúp kiểm soát các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp, viêm gan và viêm dạ dày. Đặc tính chống viêm của nghệ cũng làm dịu da đầu và giảm gàu, góp phần làm giảm rụng tóc rất tốt.
Đặc biệt hơn, nghệ chứa các hợp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn hại của các gốc tự do. Từ đó giúp ngăn ngừa sự lão hóa sớm, bảo vệ sức khỏe của làn da và cơ thể tổng thể. Nghệ còn có tác dụng tăng cường sự tỉnh táo, giảm mệt mỏi, giúp tăng cường tinh thần và năng lượng.
Nghệ còn có tác dụng tăng cường sự tỉnh táo và giảm mệt mỏi trong những ngày đông.
Nghệ thường được sử dụng để giảm triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm như nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng... Nó cũng có tác dụng làm giảm sốt và giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể trong quá trình bị cảm.
- Hạt tiêu đen
Hạt tiêu đen tuy được sử dụng rất nhiều trong món ăn hàng ngày, nhưng không phải ai cũng biết hết công dụng của nó. Cụ thể, hạt tiêu đen chứa một hợp chất gọi là piperine có tính chất chống viêm mạnh mẽ. Piperine sở hữu khả năng giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể, giúp kiểm soát các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp, viêm gan…
Piperine cũng được biết đến vì khả năng tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B và beta-carotene từ thực phẩm. Điều này có thể cải thiện hiệu suất hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể. Chất này cũng cải thiện lưu thông máu đến da đầu, giúp tăng cường mọc tóc và giảm rụng tóc.
Thêm vào đó, hạt tiêu đen cũng chứa các hợp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn hại của các gốc tự do. Điều này giúp duy trì sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa sự lão hóa sớm của cơ thể.
Hạt tiêu đen cũng chứa các hợp chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa sớm.
Nguồn: Boldsky, Healthline