Với thời tiết có nhiệt độ và độ ẩm cao, vi khuẩn trong nguyên liệu thực phẩm dễ sinh sôi và có khả năng dẫn đến ngộ độc thực phẩm và gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, sốt, nhức đầu... ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt đối với trứng, một loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein chất lượng cao nhưng nếu bảo quản trong tủ lạnh sai cách có thể dẫn đến ngộ độc.
Ông Horibe Atsuko thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản cho biết, cửa tủ lạnh thường xuyên đóng mở, là nơi nhiệt độ rất dễ thay đổi, nên nếu đặt trứng lên cửa tủ lạnh như thói quen nhiều người vẫn làm có thể hình thành hơi nước ngưng tụ trên bề mặt và tạo điều kiện cho hơi ẩm cũng như vi khuẩn xâm nhập vào trứng. Tốt nhất nên để trứng sâu trong tủ lạnh để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm
Ngoài ra, ông Horibe cũng kiến nghị không nên nhét quá nhiều đồ vào ngăn mát của tủ lạnh có thể làm giảm hiệu quả làm lạnh cũng như tăng khả năng thay đổi nhiệt độ. Nên đặt nhiều thực phẩm vào ngăn đá bởi các thực phẩm có thể giữ lạnh cho nhau. Ngoài việc ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm do thay đổi nhiệt độ còn có thể tiết kiệm tiền điện.
1. Trứng chiên
Trứng chiên là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, so với luộc, hấp, xào thì việc chiên làm tổn hại chất dinh dưỡng trong trứng nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, chiên trứng cần nhiều dầu, dễ dẫn đến nạp vào quá nhiều chất béo vào cơ thể nên cần hạn chế ăn trứng chiên.
2. Trứng kho
Trong quá trình kho trứng sẽ dễ làm mất đi vitamin B và làm tăng hàm lượng natri. Vì vậy, một số người cần kiểm soát lượng muối ăn vào như người cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận không nên ăn trứng kho thường xuyên.
3. Trứng bắc thảo
Trong quá trình chế biến trứng bắc thảo, chất kiềm và muối sẽ được thêm vào dẫn đến hàm lượng natri tăng cao và thất thoát nghiêm trọng vitamin B1, B2. Nếu là trứng bảo quản được bảo quản bằng phương pháp truyền thống thì việc cho thêm bột Hoàng Đan (oxit chì) cũng có thể dẫn đến hàm lượng chì tăng lên.
Vì vậy, nên hạn chế ăn trứng bắc thảo. Nếu thực sự thích ăn, có thể nấu chung với các loại rau xanh, đậu phụ… để hạn chế lượng natri, đảm bảo sức khỏe.
4. Trứng sống
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 10% trứng tươi chứa vi khuẩn gây bệnh, nấm mốc hoặc trứng ký sinh trùng. Nếu trứng không được nấu chín hoàn toàn, vi khuẩn và ký sinh trùng không thể bị tiêu diệt dễ gây tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng và thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, trứng sống còn chứa các chất như antitrypsin, avidin, antitrypsin sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu protein, Avidin có thể kết hợp với biotin trong thực phẩm và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu biotin. Nếu cơ thể con người thiếu biotin sẽ xuất hiện các triệu chứng như tinh thần mệt mỏi, rụng tóc, đau nhức cơ bắp. Để tiêu diệt được hai chất này, trứng phải được nấu chín kỹ.
Nếu bạn thực sự thích ăn trứng lòng đào, tốt nhất nên chọn loại trứng chất lượng, được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Luộc là các chế biến trứng không chỉ nhanh gọn, không cần thêm dầu muối mà vẫn giữ được dinh dưỡng toàn diện, dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe. Nên luộc trứng trong nước sôi khoảng 5 phút ở lửa nhỏ. Nếu để lâu dễ dẫn đến đông tụ protein, oxy hóa cholesterol và axit béo. Ngoài ra, súp trứng, sữa trứng hấp cũng là những món ăn ngon từ trứng có thể bổ dung nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để tiêu thụ trứng. Bởi sau một đêm ngủ, cơ thể con người cần bổ sung chất dinh dưỡng nhất định và trứng có thể nhanh chóng bổ sung các dưỡng chất đã tiêu thụ. Mặt khác, ăn trứng vào buổi sáng sẽ giúp lượng calo nạp vào cơ thể thấp hơn trong ngày, có lợi cho việc kiểm soát cân nặng.
Nguồn: edh.tw, newqq