Ngày nay, ung thư đã trở thành sát thủ số một đe dọa tính mạng và sức khỏe của con người. Đối với căn bệnh hiểm nghèo này, việc phòng ngừa từ sớm là rất quan trọng. Càng tránh xa những tác nhân có khả năng gây ung thư thì bạn càng khỏe mạnh, tuổi thọ cũng được kéo dài. Vậy những tác nhân đó là gì?
1. Thức khuya
Thức khuya là “căn bệnh” của lối sống hiện đại. Thường xuyên thức khuya không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, gây mệt mỏi mà còn làm rối loạn đồng hồ sinh học, gây rối loạn nội tiết, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư cho chúng ta.
2. Hút thuốc
Thuốc lá có chứa các chất có hại như nicotine. Thói quen hút thuốc càng sớm, càng nhiều thì nguy cơ ung thư phổi cũng ngày càng cao. Chưa hết, ngoài ung thư phổi, thói quen này còn là nguyên nhân của một loạt các loại ung thư nguy hiểm khác như: ung thư miệng, ung thư tuyến tụy, ung thư thanh quản...
3. Không khám sức khỏe thường xuyên
Đối với nhóm nguy cơ cao mắc bệnh ung thư, việc khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm sàng lọc ung thư là rất quan trọng. Chỉ khi đi khám thường xuyên thì mới có thể phát hiện sớm nhất những bất thường trong cơ thể, từ đó ngăn chặn được những nguy hiểm đang manh nha tấn công sức khỏe bạn.
4. Ăn uống không kiểm soát
Việc ăn uống mỗi ngày ảnh hưởng lớn đến trạng thái sức khỏe của bạn. Do đó, nếu không duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, mầm mống ung thư có thể tấn công cơ thể bạn bất cứ lúc nào.
Trong bữa ăn hằng ngày, nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều muối bởi nếu bạn ăn nhiều sẽ sản sinh ra nitrit - chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư gan và các loại ung thư khác. Ngoài ra, ăn nhiều đồ nóng cũng sẽ làm niêm mạc thực quản bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến biến đổi ác tính, lâu dần gây ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư thanh quản...
Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp aflatoxin (AFT) là chất gây ung thư cấp 1. Đây là một loại độc tố rất có hại, nếu đi vào cơ thể vượt quá 1 mg sẽ gây ra các tổn thương DNA, vượt quá 20 mg sẽ gây ra ung thư.
Aflatoxin thường tồn tại trong đất, động vật và thực vật, các loại hạt khác nhau, đặc biệt là đậu phộng và quả óc chó, là loại mycotoxin độc nhất và có hại nhất đối với con người. Có hơn 20 loại aflatoxin, trong đó 4 loại chính được tìm thấy trong thực phẩm là B1, B2, G1 và G2. Trong đó, Aflatoxin B1 có khả năng gây ung thư cao hơn cả.Độc tính của aflatoxin gấp 10 lần KCN và 68 lần asen nên độc tính rất mạnh, có thể gây tổn thương gan dẫn đến hoại tử xuất huyết, thoái hóa mỡ tế bào gan và tăng sản đường mật. Tổn thương lá lách và tuyến tụy cũng có thể xảy ra.
Ngoài ra, việc hấp thụ aflatoxin liều thấp trong thời gian dài có thể gây ngộ độc mãn tính, dẫn đến tổn thương gan mãn tính, chẳng hạn như xơ gan, thoái hóa tế bào nhu mô gan, chậm lớn và giảm cân ở động vật.
Aflatoxin do Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sinh ra trong quá trình trao đổi chất, thường có trong thực phẩm bị mốc. Đây là độc chất rất nguy hiểm, có thể tấn công mô gan, gây ung thư gan, thậm chí gây tử vong.
Aflatoxin thường trú ngụ trong nhiều thực phẩm chúng ta ăn mỗi ngày. Đặc biệt, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo mọi người không nên ăn 4 loại thực phẩm này:
1. Nấm ngâm lâu
Mộc nhĩ là thực phẩm khô, vì vậy trước khi chế biến cần phải ngâm vào nước để mềm và nở ra. Tuy nhiên điều này cũng sẽ ẩn chứa nguy hiểm cho sức khỏe bởi mộc nhĩ ngâm càng lâu thì càng dễ biến chất và dễ gây ngộ độc. Trong đó có aflatoxin cực độc, ngay cả khi được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.
2. Ngũ cốc bị mốc
Các loại ngũ cốc như đậu, gạo, ngô, lúa mạch… và sản phẩm làm từ chúng như bún, mì, các loại mì ống, bơ đậu phộng… một khi bị mốc, hàm lượng aflatoxin sẽ rất cao. Đặc biệt là đậu phộng (lạc) bị nhiễm nấm mốc sẽ sinh ra độc tố aflatoxin B1 cực độc, với 1 liều lượng cực nhỏ đã có thể gây u gan hoặc ung thư gan. Do đó, nếu thấy các loại ngũ cốc hư hỏng thì phải nhanh chóng loại bỏ ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình bạn.
3. Thực phẩm được chế biến với dầu sử dụng nhiều lần, kém chất lượng
Dầu lạc, dầu ngô được chiết xuất từ đậu phộng và ngô. Nếu quá trình vận chuyển và bảo quản không đúng cách sẽ dễ bị mốc, tăng nguy cơ xuất hiện aflatoxin trong dầu. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng dầu đã dùng nhiều lần hay kém chất lượng vì có thể chứa aflatoxin. Khi mua, mọi người chọn sản phẩm của các hãng uy tín để tránh rủi ro.