Vốn mạnh mảng bán online từ trước, các thương hiệu trà sữa đã làm gì để trụ vững trong mùa dịch, khi độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn?

Gia Hiển, Theo Trí Thức Trẻ 18:16 11/04/2020

Mỗi thương hiệu trà sữa ở Việt Nam khi bán hàng trực tuyến trong thời điểm này đều có những chương trình khuyến mãi để hút khách, nhưng như vậy liệu đã đủ chưa?

Ngoài nhà hàng, quán cafe thì thị trường F&B Việt Nam còn có trà sữa là mảng kinh doanh phủ rộng, đa dạng trên cả nước. Dù có phần nhỉnh hơn so với nhà hàng hay quán cafe trong mảng kinh doanh online, bán hàng giao tận nhà thì trong tình cảnh nền kinh tế bị tác động xấu vì đại dịch Covid-19 lúc này, các brand trà sữa tại Việt Nam đều bị ảnh hưởng rõ rệt.

Việc phải đóng cửa hàng, không nhận khách tại chỗ để giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ Tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày đã tác động trực tiếp đến doanh số của các thương hiệu trà sữa tại Việt Nam, chưa kể thời gian các thương hiệu tự đóng cửa theo lời kêu gọi của chính quyền các thành phố trước đó. Những ảnh hưởng trước mắt là có thể dễ dàng nhận thấy, như nhiều ngành nghề, cơ sở kinh doanh các dịch vụ khác.

Vốn mạnh mảng bán online từ trước, các thương hiệu trà sữa đã làm gì để trụ vững trong mùa dịch, khi độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn? - Ảnh 1.

Do tính đặc thù, thuận tiện mà trà sữa từ lâu đã mạnh ở mảng kinh doanh trực tuyến so với thị phần nhà hàng, quán cafe. Gần như 100% các quán trà sữa tại các thành phố lớn đều giao hàng tận nhà, liên kết với các đối tác giao hàng để cung cấp cho người tiêu dùng. Nhưng không vì vậy mà có thể cho rằng trà sữa “có lợi thế” hay “ít bị ảnh hưởng hơn” về kinh tế trong bối cảnh đại dịch này. Ngược lại, chính sự phổ biến, đa dạng của thị trường trà sữa lại là mắt xích khiến cho việc kinh doanh của từng thương hiệu bị ảnh hưởng lẫn nhau và cạnh tranh lẫn nhau. Nhất là khi tất cả đều đang “gồng mình”, đưa ra mọi “món nghề” để thu hút khách hàng.

Vậy trước sự cạnh tranh khốc liệt đó, các thương hiệu trà sữa tại Việt Nam đã làm gì?

“Chiêu bài” giảm giá sốc, ưu đãi giảm % đánh thẳng vào tâm lý của khách hàng

Từ trước đến nay, phương pháp giảm giá đã được sử dụng gần như là… quanh năm với thị trường trà sữa. Trong thời điểm lợi nhuận hoàn toàn đến từ lượng khách đặt tại nhà như hiện tại thì “chiêu bài” này là không thể thiếu. Các brand chủ động giảm giá sâu cho khách đặt qua hotline hoặc liên kết với các đối tác giao hàng để chạy ưu đãi. Những con số giảm giá đều được đẩy mạnh tay:30%, 40% rồi đến cả 60% - gây ấn tượng mạnh với khách hàng, đánh vào tâm lý “thích-xoa-dịu” khi được giảm giá trong mùa dịch.

Từ giảm dựa theo %, giảm tiền trực tiếp…

Vốn mạnh mảng bán online từ trước, các thương hiệu trà sữa đã làm gì để trụ vững trong mùa dịch, khi độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn? - Ảnh 3.

… cho đến bán các sản phẩm với giá siêu ưu đãi.

Tuy vậy tại thời điểm này, giảm giá thôi thì liệu có đủ không?

Chạy song song nhiều ưu đãi, tích hợp quà tặng và đẩy mạnh “quyền năng” của tấm thẻ thành viên

Nếu không xét đến những khách hàng trung thành, chỉ uống một số vị trà sữa nhất định thì giữa hàng chục brand trà sữa cùng có những khuyến mãi giảm giá hấp dẫn, các khách hàng sẽ đưa ra lựa chọn thế nào?

Giảm giá sâu, sale % mạnh tay là phương pháp mà hầu hết các brand trà sữa đều áp dụng trong thời điểm hiện tại, và chưa phải là tất cả. Mỗi thương hiệu đều chạy song song việc giảm giá với các ưu đãi khác để tăng tính cạnh tranh: tặng thẻ đo nhiệt độ (Bobabop), tặng khẩu trang (Yifang), bán kèm với cả combo cơm - bánh ngọt (The Ally),…

Vốn mạnh mảng bán online từ trước, các thương hiệu trà sữa đã làm gì để trụ vững trong mùa dịch, khi độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn? - Ảnh 4.
Vốn mạnh mảng bán online từ trước, các thương hiệu trà sữa đã làm gì để trụ vững trong mùa dịch, khi độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn? - Ảnh 5.
Vốn mạnh mảng bán online từ trước, các thương hiệu trà sữa đã làm gì để trụ vững trong mùa dịch, khi độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn? - Ảnh 6.
Vốn mạnh mảng bán online từ trước, các thương hiệu trà sữa đã làm gì để trụ vững trong mùa dịch, khi độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn? - Ảnh 7.
Vốn mạnh mảng bán online từ trước, các thương hiệu trà sữa đã làm gì để trụ vững trong mùa dịch, khi độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn? - Ảnh 8.

Trước kia những chương trình khuyến mãi này chỉ chạy độc lập theo từng dịp lễ, mùa trong năm, nhưng tại thời điểm này, các hãng đều cố gắng đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách hàng.

Bên cạnh đó, thời điểm này, đối tượng khách là thành viên cũng được các thương hiệu ưu tiên và khai thác tối đa. Những ưu đãi chất lượng dành riêng cho members được chia sẻ công khai, động thái này vừa ghi điểm với khách hàng trung thành, vừa lôi kéo những khách hàng mới tiêu thụ sản phẩm của thương hiệu với mô típ chung là: đăng ký ngay - nhận ngay ưu đãi.

Ba thương hiệu trà sữa tiêu biểu đang khai thác “quyền năng” của tấm thẻ thành viên hãng.

Liên tục tương tác với khách hàng trên các nền tảng online dưới nhiều hình thức

Tổng hoà các hình thức ưu đãi, khuyến mãi với nền tảng MXH cũng như bán hàng trực tuyến đang được các thương hiệu trà sữa triển khai hiệu quả, tiêu biểu như Gong Cha, Bobabop, Yifang,Tigar Sugar… Không chỉ lượng bài đăng tiếp cận tới người dùng MXH dày đặc hơn, những hình thức tương tác khác để níu chân sự chú ý cũng được áp dụng như tổ chức minigame, thi chụp ảnh… Những biện pháp này không phải là mới lạ, đột phá, nhưng nếu có sự khai thác hợp lý, đúng thời điểm, bắt kịp trend thì đều là phương án thành công ít nhiều đối với các thương hiệu trà sữa.

Vốn mạnh mảng bán online từ trước, các thương hiệu trà sữa đã làm gì để trụ vững trong mùa dịch, khi độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn? - Ảnh 10.
Vốn mạnh mảng bán online từ trước, các thương hiệu trà sữa đã làm gì để trụ vững trong mùa dịch, khi độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn? - Ảnh 11.
Vốn mạnh mảng bán online từ trước, các thương hiệu trà sữa đã làm gì để trụ vững trong mùa dịch, khi độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn? - Ảnh 12.

Điển hình của sự bắt trend đúng thời điểm là một số hãng trà sữa đã tổ chức những hoạt động thiện nguyện, quyên góp theo lời kêu gọi giúp đỡ tuyến đầu chống dịch. Những hoạt động này đều ghi điểm trong mắt khách hàng, được đánh giá cao về ý nghĩa cộng đồng.

Vốn mạnh mảng bán online từ trước, các thương hiệu trà sữa đã làm gì để trụ vững trong mùa dịch, khi độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn? - Ảnh 13.

Nhìn chung thời điểm hiện tại, các thương hiệu trà sữa tại Việt Nam đều có những “chiêu bài” riêng để lôi kéo khách hàng, thu lợi nhuận nhưng vẫn phải đề cao tính an toàn và sự tương tác với khách hàng. Vì giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, nếu không có điểm nhấn, chiến lược kinh doanh đúng đắn, kịp thời thì thương hiệu nào cũng có thể “chìm nghỉm” và bị bão hoà. Dù cho là có lợi thế kinh doanh trực tiếp hay trực tuyến đi chăng nữa, đều cần sự linh hoạt, sáng tạo không ngừng để trụ vững qua mùa dịch.

Trước tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, nhiều cơ sở F&B bắt buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh online để cầm cự. Tuy nhiên, những rào cản về kiến thức công nghệ, phụ thuộc vào các kênh giao hàng thứ ba khiến chủ doanh nghiệp gặp khó khăn khi muốn số hóa quy trình quản lý, giao hàng.

Giải pháp BizFly Botbanhang của VCCorp ra đời giúp bất kỳ cửa hàng nào cũng online hoá được ngay lập tức. Botbanhang giúp ngay cả cửa hàng nhỏ cũng:

1. Chủ động có kênh bán riêng trên Fanpage, không cần Website. Kênh bán hàng có chatbot ảo hỗ trợ tư vấn, đặt món trực tuyến 24/7, có hệ thống giao hàng uy tín.

2. Cắt giảm chi phí nhân sự. Một nhân viên có thể đồng thời quản lý nhiều cơ sở, kênh bán hàng online (Facebook, Website, App,...) cùng một lúc trên nền tảng online

3. Giảm chi phí vận hành, rút ngắn thời gian giao hàng nhờ quy trình chuẩn đồng bộ từ tư vấn đặt hàng, chốt đơn gọi món về nhà, quản lý giao hàng, quản lý đơn hàng

4. Tăng doanh thu nhờ hệ thống báo cáo đánh giá thực đơn đặt nhiều, đặt ít, giờ cao điểm,...

BIZFLY QUẢN LÝ NHÀ HÀNG ONLINE - TĂNG TRƯỞNG GẤP HAI - SAY BYE COVID

Đăng ký dùng thử tại đây

Vốn mạnh mảng bán online từ trước, các thương hiệu trà sữa đã làm gì để trụ vững trong mùa dịch, khi độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn? - Ảnh 15.