Tiểu đường (đái tháo đường) là một căn bệnh rối loạn chuyển hoá mãn tính phổ biến. Khi mắc căn bệnh này, cơ thể sẽ mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất hormone insulin, do các nguyên nhân khác nhau sẽ khiến cho lượng đường trong máu quá cao. Hiện nay, tiểu đường trở thành căn bệnh rất phổ biến, ngày càng có nhiều người mắc phải, kể cả những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, mọi người lại thường hay chủ quan, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
- Bệnh thần kinh tiểu đường: Đây là biến chứng rất dễ gặp ở bệnh nhân tiểu đường, gây nên bệnh thần kinh ngoại biên (ảnh hưởng đến các dây thần kinh cảm nhận cảm giác đau, nóng, tiếp xúc, kiểm soát vận động, di chuyển cơ bắp) và bệnh thần kinh tự chủ (ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát hoạt động tự chủ như nhịp tim, nhịp thở, tuyến mồ hôi, dịch tiết)...
- Biến chứng nhiễm trùng: Khi lượng đường trong máu cao tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, cơ thể người bệnh lại có hệ miễn dịch kém nên rất dễ nhiễm trùng, điển hình như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền...
- Các vấn đề về tim mạch: Người bị bệnh tiểu đường cũng dễ mắc cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não dẫn đến các di chứng liệt hoặc tử vong.
- Biến chứng mắt: Mắc tiểu đường làm đường huyết tăng cao, gây tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt, dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường, suy giảm thính lực, lâu dần còn có thể gây mất thị lực hoàn toàn.
- Tăng huyết áp và cholesterol: Mắc tiểu đường có thể khiến cho lượng cholesterol giảm xuống và mức độ chất béo có hại trong máu tăng lên.
- Mất thính lực: Bệnh tiểu đường làm tổn thương những mạch máu nhỏ ở tai trong, khiến thính lực bị suy giảm.
- Suy giảm trí nhớ: Tạp chí Neurology đã từng chia sẻ nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường có thể làm tê liệt thần kinh. Một nhóm các nhà thần kinh học ở Harvard và bác sĩ tâm thần đã nghiên cứu và thấy rằng bệnh này có nguy cơ làm suy giảm trí nhớ theo thời gian.
- Dễ mắc bệnh về nướu: Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm thay đổi collagen trong tất cả các mô của cơ thể, cơ thể người mắc tiểu đường lại dễ nhiễm trung nên cũng dễ mắc bệnh về nướu hơn.
Từ các dấu hiệu nhận biết, bạn cần quan tâm, chú ý hơn đến sự thay đổi sức khoẻ, cơ thể của mình để sớm phát hiện bệnh và có các biện pháp xử lý kịp thời.
- Mắt nhìn mờ dần, không rõ nét: Lượng đường trong máu tăng làm thay đổi khúc xạ của tròng mắt, khiến mắt bạn kém tập trung, giảm thị lực.
- Hay cảm thấy đói: Đó là khi cơ thể không có đủ insulin hoặc insulin phân bổ không đều.
- Thường xuyên mệt mỏi: Đường trong máu tăng cao cũng gây nên tình trạng mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ.
- Giảm cân đột ngột không rõ lý do: Khi không có đủ insulin để điều hoà đường máu thì tình trạng sút cân rất dễ xảy ra.
- Hay khát nước và buồn tiểu: Cơ thể dễ mất nước khi lượng đường trong máu tăng cao khiến bạn cảm thấy khát nước, buồn tiểu.
Ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường, không ngoại trừ bất kì ai. Vì thế, hãy chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể để xử lý kịp thời nhé.