Thêm một trường hợp trẻ tử vong vì đồ ăn, bạn đã nắm rõ cách sơ cứu khi bị hóc dị vật chưa?

Gà, Theo Helino 20:09 18/08/2019
Chia sẻ

Những câu chuyện trẻ nhỏ bị nghẹn khi đang ăn uống đã không còn quá xa lạ trong xã hội thời nay, nhưng không phải ai cũng biết rõ cách sơ cứu đúng để ngăn chặn hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Vào 8 giờ tối ngày 14/8, tại một cửa hàng quần áo ở tầng 1 Wanda Plaza (Hàng Châu, Trung Quốc), một người cô đã dẫn các cháu của mình vào khu trung tâm thương mại này chơi. Trong đó có Tiểu Mạch (6 tuổi), một cậu bé lanh lợi và rất thích ăn bánh.

Trong khi người cô đang chọn quần áo thì Tiểu Mạch cùng hai đứa trẻ khác đang chơi đùa cùng nhau trong cửa hàng. Sau đó, người cô này đã nhìn thấy nhân viên bán hàng đưa cho Tiểu Mạch một phần bánh mì và Tiểu Mạch đã ăn rất nhanh sau đó.

Thêm một trường hợp trẻ tử vong khi đang ăn, bạn đã nắm rõ cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật chưa? - Ảnh 1.

Nhân viên bán hàng đã giải thích: "Bởi vì cậu bé nói muốn ăn bánh mì nên đồng nghiệp của chúng tôi cũng tốt bụng và bẻ nhỏ bánh ra đưa cho cậu bé ăn. Tuy nhiên, miếng bánh mì khá to và cậu bé này lại cho cả miếng bánh vào miệng ăn ngay sau đó, dẫn đến trường hợp đáng tiếc xảy ra".

Sau khi Tiểu Mạch ăn bánh mì xong, đột nhiên mặt cậu bé biến sắc và có cảm giác buồn nôn. Cô của Tiểu Mạch thấy cháu mình ngã xuống đất vội chạy đến: "Chưa đầy một phút sau, Tiểu Mạch ngã xuống đất, đại tiểu tiện không tự chủ, đồng thời còn chảy máu mũi nên tôi rất lo cho cháu mình".

Thêm một trường hợp trẻ tử vong khi đang ăn, bạn đã nắm rõ cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật chưa? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Những người đi mua sắm có mặt tại đó đã nhanh chóng gọi xe cấp cứu tới. Cô của Tiểu Mạch cũng đang hồi sức tim phổi cho Tiểu Mạch theo lệnh nghe từ bác sĩ qua điện thoại. Vậy nhưng, mọi thứ không có tác dụng gì. Khoảng 20 phút sau, xe cấp cứu tới hiện trường, y tá vừa sơ cứu vừa nâng Tiểu Mạch lên xe vào bệnh viện. Nhưng cuối cùng Tiểu Mạch vẫn không qua khỏi.

Theo chia sẻ từ bác sĩ, khi Tiểu Mạch được đưa vào bệnh viện, nhịp tim của cậu bé đã biến mất. Bác sĩ đặt nội khí quản ngay sau đó, trong quá trình đặt còn thông qua một ống soi thanh quản và thấy rằng có một mẩu thức ăn bị mắc kẹt lại bên trên khí quản. Chẩn đoán ban đầu có thể là do mẩu thức ăn này chặn lỗ khí quản, từ đó gây nghẹt thở và khiến Tiểu Mạch tử vong.

Theo bác sĩ Trần Kiếm Bình (Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân thành phố Đông Dương) cho biết: "Hiện nay có rất nhiều ca hóc dị vật, đối tượng chủ yếu là người già và trẻ nhỏ". Thời gian tốt nhất để sơ cứu một người hóc dị vật là trong vòng 5 phút. Nếu cấp cứu không kịp thời thì nguy cơ nạn nhân bị ngạt thở và tử vong là rất cao. Lúc này, cách hiệu quả nhất để lấy dị vật đường thở ra nhanh là áp dụng phương pháp sơ cứu Heimlich.

Phương pháp sơ cứu Heimlich áp dụng như thế nào?

Theo thông tin từ Bộ Y tế, việc xử trí dị vật đường thở ở trẻ em đòi hỏi phải nhanh chóng và chính xác.

- Nếu trẻ còn tỉnh:

+ Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.

+ Ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6 - 10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được.

Thêm một trường hợp trẻ tử vong khi đang ăn, bạn đã nắm rõ cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật chưa? - Ảnh 3.

- Nếu trẻ hôn mê:

+ Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi nạn nhân.

+ Đặt gót một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.

+ Ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.

+ Có thể lặp lại 6 - 10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.

Thêm một trường hợp trẻ tử vong khi đang ăn, bạn đã nắm rõ cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật chưa? - Ảnh 4.

*Chú ý:

- Nếu trẻ ngưng thở, phải thổi ngạt hai cái chậm trước và xen kẽ thổi ngạt khi làm thủ thuật Heimlich hay vỗ lưng ấn ngực cho tới khi trẻ thở lại hoặc la khóc được.

- Sau khi lấy được dị vật, hoặc trẻ la khóc được, vẫn phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra càng sớm càng tốt.

*Những việc cần tránh:

- Đừng can thiệp nếu nạn nhân vẫn còn có thể ho, thở hay la, khóc được.

- Đừng cố móc lấy vật lạ ra và dịch chuyển nó nếu bạn không thể thấy được nó vì có nhiều khả năng dị vật sẽ rơi vào sâu hơn.

Một số quy tắc phòng ngừa nguy cơ hóc nghẹn thức ăn ở trẻ nhỏ:

- Cho trẻ ngồi thẳng trong lúc ăn, tuyệt đối không vừa chạy nhảy, vừa ăn uống. Đồng thời phải luôn để mắt tới trẻ trong toàn bộ bữa ăn.

- Không hối thúc trẻ khi đang ăn mà nên dành thời gian cho bé tận hưởng và hoàn tất bữa ăn thoải mái.

- Chỉ đưa một lượng nhỏ thức ăn ra khay/bát của trẻ chứ không đưa một phần to vào miệng.

- Tránh thực phẩm hình tròn, cứng và những loại kích cỡ lớn như bánh mì, xúc xích, nho nguyên trái, kẹo cứng, bỏng ngô, cà rốt sống...

Thêm một trường hợp trẻ tử vong khi đang ăn, bạn đã nắm rõ cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật chưa? - Ảnh 5.

- Tránh đưa trẻ ăn những loại thực phẩm dẻo, dính.

- Tránh các sản phẩm bánh mì trắng bán sẵn bởi chúng có thể hình thành các cục dính trong miệng trẻ.

- Thái thịt đỏ và thịt gà thành các miếng nhỏ bằng đầu ngón tay để nấu cho trẻ ăn.

Source (Nguồn): Sohu, Sina, Bộ Y tế

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày