Tiếu Anh là cô bạn thân thiết nhất thời đại học của tôi. Ngày đó, cô ấy lúc nào cũng vui vẻ, thành tích tốt, gia đình khỏe mạnh, bạn trai yêu thương, khiến cô ấy lúc nào cũng tích cực đối mặt với cuộc sống.
Nhưng sau này khi ra trường, người bạn trai quen 5 năm đột nhiên nói lời chia tay vì muốn đi du học, mở rộng sự nghiệp sau này.
Cô ấy nói bản thân có thể đợi, nhưng anh chàng kia vẫn cố chấp từ chối.
Dạo gần đây, nghe Tiếu Anh nói, anh chàng kia về nước rồi. Anh ấy được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, sức khỏe không đảm bảo, đành phải về nước nghỉ ngơi và dưỡng bệnh.
Khi sức khỏe không còn, mọi ước mơ và hoài bão đều trở nên quá xa vời! Nghe thật cay đắng.
Ngay từ năm 2010, dữ liệu nghiên cứu được cho thấy, có tới 92,4 triệu bệnh nhân đái tháo đường trên 20 tuổi.
Đây là căn bệnh đặc trưng, được xếp vào nhóm các bệnh mãn tính. Khi lượng đường trong máu quá cao, sẽ gây ra những bất thường trong cấu trúc các mô và cơ quan.
Ở giai đoạn đầu tiên là tiền đái tháo đường: Người bệnh nếu phát hiện sớm có thể ngăn chặn được bệnh sang giai đoạn mãn tính. Nhưng điều đáng buồn là phần lớn số người bệnh khi qua giai đoạn khởi phát tiểu đường mạn tính mới đi khám và nhận ra bản thân đã mắc bệnh.
Lúc này, họ đã có những biến chứng như mắt mờ, loét da, hay nặng hơn là biến chứng thận, tim mạch, thần kinh.
Nói chung, để chắc chắn xem một người có bị tiểu đường hay không, cách tốt nhất vẫn là nên đi xét nghiệm để biết lượng đường huyết trong máu đang ở tình trạng nào.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ thời gian và tiền bạc để đi khám sức khỏe định kì đúng hạn.
Vậy làm thế nào biết được chúng ta có thể đã mắc bệnh tiểu đường?
Bạn trai Tiếu Anh đã chia sẻ, trước khi anh ấy khám ra bệnh, đã có 5 triệu chứng sau:
Có vài người không xuất hiện triệu chứng như khát nước hay mắc tiểu thường xuyên, mà họ luôn cảm thấy đói.
Dù có ăn bao nhiêu thức ăn đi nữa, họ luôn cảm thấy bụng đói cồn cào.
Điều này có thể là do việc tiết insulin trong cơ thể diễn ra chậm lại. Nói cách khác, sự bài tiết insulin và lượng đường trong máu không đồng bộ.
Khi lượng đường trong máu thấp, insulin tăng lên lại gây ra triệu chứng hạ đường huyết trước những bữa ăn.
Do lượng đường trong máu tăng cao nên ảnh hưởng nhiều đến mắt, dẫn đến thị lực ngày càng kém.
Tất nhiên, nếu căn bệnh tiểu đường đã đi đến giai đoạn nghiêm trọng, sẽ dẫn đến những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, bệnh về võng mạc.
Nếu giấc ngủ của bạn không diễn ra bình thường. Bạn thường xuyên cảm thấy buồn ngủ cực độ, hay muốn ngủ vào ban ngày nhiều hơn, ăn xong lại muốn ngủ, cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn. Vậy đó có thể là tín hiệu mà cơ thể đang báo động đến bạn.
Nó đang cảnh báo bạn rằng, chế độ ăn uống hiện tại của bạn không đủ lành mạnh, và rất dễ dẫn đến căn bệnh tiểu đường.
Độ lớn của cổ cũng có liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu, chu vi cổ của các bệnh nhân tiểu đường loại 2 tỷ lệ thuận với thể trọng của họ.
Nếu kích thước cổ của nam giới lớn hơn hoặc bằng 39cm, còn nữ lớn hơn hoặc bằng 35cm, thì đang đứng ở nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
Một khi vượt ngưỡng thì khả năng thừa cân sẽ rất cao. Và lúc này bạn nên đi khám để kịp thời phát hiện ra bản thân có mắc bệnh tiểu đường hay không?
Nếu xuất hiện những vệt màu đen xung quanh cổ, bạn nên quan tâm đến vấn đề sức khỏe nhiều hơn, vì rất có thể bạn đã mắc căn bệnh gai đen.
Bệnh này khiến da bị sẫm màu, và hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh gai đen đều có mức độ kháng insulin không đồng nhất. Đây chính là dấu hiệu báo trước của bệnh tiểu đường.
(Tham khảo: Sohu)