Skinny fat - tình trạng gầy nhưng vẫn béo bụng mà giới trẻ mắc ngày càng nhiều

Ngưu Chan, Theo Helino 19:19 14/01/2018

Có nhiều người dù người gầy nhưng bụng vẫn bị béo và chảy xệ. Hãy cùng xem ngay các nguyên nhân để có hướng khắc phục chính xác nhất nhé.

Hội chứng "gầy nhưng vẫn mỡ" skinny fat là gì?

Rất nhiều người Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ ngày nay rất hay gặp phải tình trạng dù người gầy nhưng vẫn bị béo ở phần bụng, bên cạnh đó còn tích mỡ cả ở đùi.

Ở những người này, dù tình trạng cân nặng vẫn đảm bảo, nhưng có một vài bộ phận tích rất nhiều mỡ, trong đó dễ thấy nhất và hầu như ai cũng gặp chính là ở bụng. Đi kèm với đó, nguy cơ mắc các bệnh béo phì vẫn có thể xảy ra và tỷ lệ không hề nhỏ.

Một số dấu hiệu nhận biết béo bụng dạng kinny fat:

Skinny fat - tình trạng gầy nhưng vẫn béo bụng mà giới trẻ mắc ngày càng nhiều - Ảnh 1.

Nguyên nhân gây béo bụng skinny fat

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra béo bụng nói chung, nhưng béo bụng skinny fat thì có thể tóm gọn trong các nguyên nhân sau:

Skinny fat - tình trạng gầy nhưng vẫn béo bụng mà giới trẻ mắc ngày càng nhiều - Ảnh 2.

- Một chế độ ăn thiếu cân đối, quá nhiều đường bột sẽ khiến vòng 2 to ra. Cho dù bạn ăn không nhiều, nhưng trong mỗi bữa ăn, bạn thu nạp quá nhiều đường bột và thiếu các chất dinh dưỡng thì dù người nhỏ nhưng bụng vẫn có thể tích nhiều mỡ.

- Tập cardio quá sức, cường độ cao cho một vài bộ phận mà bỏ quên vòng 2 sẽ dẫn đến sự chênh lệch các số đo cơ thể.

- Ngồi nhiều và liên tục là tình trạng phổ biến ở giới trẻ hiện nay. Thói quen này là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tích trữ mỡ ở vòng bụng.

Cách khắc phục tình trạng béo bụng skinny fat

Skinny fat - tình trạng gầy nhưng vẫn béo bụng mà giới trẻ mắc ngày càng nhiều - Ảnh 3.

- Nguyên tắc ăn uống quan trọng giúp loại bỏ phần mỡ thừa ở bụng chính là ăn nhiều đạm hơn, giảm tinh bột và thay dầu động vật bằng dầu thực vật. Đừng cố gắng ăn kiêng bởi cơ thể bạn không béo, cách đó sẽ không làm giảm mỡ hiệu quả, trái lại còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

- Tập luyện với cường độ hợp lý, tham khảo ý kiến của chuyên gia để có các phương pháp tập luyện phù hợp nhất, tránh tình trạng tập sai sẽ dẫn đến sự phát triển không đều giữa các bộ phận trên cơ thể.

- Vận động thường xuyên hơn, tránh tình trạng ngồi liên tục ở một chỗ. Nếu công việc yêu cầu hay phải ngồi văn phòng, cứ sau 45 phút - 1 giờ, bạn nên đứng dậy vươn vai, đi lại, tích cực làm việc nhà hơn, đi thang bộ thay vì thang máy...

*Lưu ý: Bên cạnh tình trạng skinny fat, có những căn bệnh cũng khiến vòng bụng to lên như huyết áp cao, rối loạn chuyển hoá, ung thư buồng trứng... Vì thế, ngoài việc ăn uống và tập luyện hợp lý, các bạn cũng nên đi khám sức khoẻ thường xuyên, nhất là khi vòng bụng to lên bất thường.