Nữ tiếp viên hàng không mắc phải bệnh "hiểm" khiến vùng kín ngứa kéo dài hơn 1 năm, da nhăn nheo như da voi

Tú Uyên, Theo Pháp luật và bạn đọc 16:34 20/10/2020

Vùng kín dần xuất hiện các đốm trắng, da nhăn nheo như da voi, cảm giác ngứa ngáy chỉ thuyên giảm khi cô Lâm dùng tay gãi hoặc dội nước nóng.

Bác sĩ Trương Vũ Kỳ, khoa phụ sản, bệnh viện Wanfang Hospital, chia sẻ về trường hợp cô Lâm (28 tuổi) là tiếp viên hàng không, sống tại Đài Loan.

Do tính chất công việc, cô Lâm thường trực đêm, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo, hệ miễn dịch suy giảm, thường xuyên cảm sốt, cộng thêm mang quần tất trong thời gian dài dẫn đến tình trạng ngứa ngáy vùng kín.

Nữ tiếp viên hàng không mắc phải bệnh hiểm khiến vùng kín ngứa kéo dài hơn 1 năm, da nhăn nheo như da voi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Hơn 1 năm nay, cô Lâm đi khám tại phòng khám địa phương và được kê đơn là thuốc uống kháng sinh, thuốc mỡ bôi ngoài da nhưng không hiệu quả. Vùng kín dần xuất hiện các đốm trắng, da nhăn nheo như da voi, cảm giác ngứa ngáy chỉ thuyên giảm khi cô Lâm gãi hoặc dội nước nóng. Sau đó, cô Lâm quyết định đến bệnh viện Wanfang Hospital để khám chuyên khoa.

Bác sĩ Trương Vũ Kỳ cho biết: "Kết quả hội chẩn phát hiện bệnh nhân mắc bệnh bạch sản âm hộ , đây là căn bệnh viêm nhiễm mãn tính. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra bệnh bạch sản âm hộ là bệnh tự miễn. Triệu chứng là ngứa nghiêm trọng ở bộ phận sinh dục, đau khi giao hợp và khi đi tiểu. Khi bệnh nhân càng gãi thì lớp biểu bì teo lại, tăng sừng hóa, nhăn nheo như da voi, giảm sắc tố da và xuất hiện đốm trắng. Trường hợp nghiêm trọng, âm môi sẽ ngày càng teo lại, thậm chí là biến mất".

Nữ tiếp viên hàng không mắc phải bệnh hiểm khiến vùng kín ngứa kéo dài hơn 1 năm, da nhăn nheo như da voi - Ảnh 2.

Bác sĩ Trương Vũ Kỳ, khoa phụ sản, bệnh viện Wanfang Hospital

Phương pháp điều trị truyền thống là bôi thuốc steroid nhưng hiệu quả có giới hạn. Sau khi trao đổi với cô Lâm, bác sĩ tiến hành xét nghiệm sinh thiết để chắc chắn bệnh nhân không mắc ung thư âm hộ. Tiếp theo, cô Lâm được điều trị bằng công nghệ laser thúc đẩy mô da, tăng sinh collagen và khôi phục độ đàn hồi của bộ phận sinh dục. Sau 3 đợt trị liệu bằng công nghệ laser, cô Lâm có dấu hiệu hồi phục tốt.

Bác sĩ Trương Vũ Kỳ cảnh báo, bệnh bạch sản âm hộ không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng chủ yếu liên quan đến di truyền và khả năng miễn dịch. Chị em phụ nữ nên hạn chế mặc quần bó, ngủ sớm dậy sớm, duy trì thói quen tốt để tăng cường hệ miễn dịch và phòng bệnh. Nếu vùng kín có dấu hiệu bất thường thì cần đến bệnh viện khám, tránh tâm lý trì hoãn khiến bệnh tình trầm trọng.

Những tổn thương dày sừng màu trắng lành tính trên âm hộ thường được gọi chung là bệnh bạch sản (bạch biến) âm hộ hoặc bệnh đốm trắng âm hộ.

Hầu hết các tổn thương này là lành tính hay chỉ là tổn thương tiền ung. Chỉ 4% – 6% trường hợp là có thể chuyển thành ung thư.

Nguyên nhân gây bệnh bạch sản âm hộ

Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chính xác chưa được xác định nhưng các yếu tố nguy cơ có thể là:

Các yếu tố hệ thống:

Bệnh tiểu đường.

Rối loạn nội tiết.

Suy dinh dưỡng.

Thiếu vitamin.

Rối loạn chức năng tuyến yên-buồng trứng:

Nhiễm virus Epstein Barr.

Nhiễm nấm Candida albicans.

Nhiễm HPV nhìn thấy ở khoảng 22% bệnh nhân.

Có thể thấy ở những bệnh nhân bị bệnh bạch sản miệng.

Đột biến gen p53 dẫn đến sự tăng sinh tế bào.

Các yếu tố tại chỗ:

Cơ quan sinh dục ẩm ướt.

Kích thích nhiệt.

Cọ xát.

Teo da do tuổi cao.

Có các tổn thương tương tự trước đó.

Các mảnh ghép da âm hộ cũng có thể bị tổn thương.

Biểu hiện và triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân thường xuất hiện các mảng màu như sữa, sáng trắng không đều hay mảng bám có bề mặt hơi gồ lên, có đường viền và giới hạn rõ.

Những sang thương này có thể thấy ở cơ quan sinh dục như niêm mạc âm đạo, niệu đạo, âm vật, môi lớn và môi bé…

Ngứa là một triệu chứng rất thường gặp. Ngứa có thể dẫn đến việc cọ xát, trầy xước, từ đó gây đỏ da, phù nề, mất da, loét hay chảy dịch.

Một số sang thương nếu để lâu có thể trở thành: sang thương gồ cao, không rõ giới hạn; bề mặt da trở nên xơ cứng, mất cảm giác khi sờ vào; chảy máu từ các vết mất da hay loét.

Phòng ngừa

Chế độ ăn kiêng có chứa vitamin, chất khoáng…và nên bao gồm sữa, trứng…

Điều trị các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, bệnh nội tiết…

Điều trị nhiễm virus EB, nấm Candida…

Chăm lo sức khỏe âm hộ như giảm độ ẩm, giảm ma sát, bớt sự nóng bức…

Khám phụ khoa định kỳ.

Theo Ettoday