Những người thuộc trường phái "tiền đến tay là tiêu" nên tiết kiệm như thế nào?

Cô Chang, Theo Trí Thức Trẻ 14:32 12/06/2022

Không phải không có cách để những người có thói quen tiêu xài hoang phí tiết kiệm tiền.

Thành thật mà nói, thói tiêu xài hoang phí không liên quan gì đến thu nhập cả. Ví dụ như khi còn học đại học, họ có thể kiếm được 3 - 5 triệu/ tháng bằng cách đi làm, thi thoảng vẫn được bố mẹ trợ cấp thêm nhưng đã hoang phí thì chắc chắn luôn tiêu hết sạch dù có bao nhiêu tiền đi chăng nữa. Đến khi đi làm, lương mỗi tháng từ 8 - 10 triệu/ tháng, họ vẫn không nghĩ đến những trường hợp cần sử dụng đến nhiều tiền như đám cưới… hoặc rủi ro không ai muốn như tai nạn… mà hình thành suy nghĩ tiết kiệm. Với họ, lương bao nhiêu cũng chỉ đủ tiêu trong tháng mà thôi.

Những người thuộc trường phái tiền đến tay là tiêu nên tiết kiệm như thế nào? - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Tuy họ không nhận ra, nhưng bản chất của vấn đề nằm ở cách tiêu dùng. Khi nhiều người nói về quản lý tài chính, suy nghĩ trong đầu của họ là mua các sản phẩm tài chính và bảo hiểm. Đúng, cái trước là "đầu tư" và cái sau là "phòng rủi ro". Đây đều là những cách kiếm tiền và tiết kiệm tiền hiệu quả nhất trong thời đại này. Hoặc, sẽ có một số người nói rằng quản lý tài chính là "thêm nguồn thu" và "tiết kiệm chi tiêu". Hãy nghĩ cách để tăng lương, và sau đó dùng tiền lương đó để chi cả cho cuộc sống một cách tiết kiệm nhất.

Trước hết, phải thừa nhận rằng nếu hầu hết mọi người đều tiết kiệm tiền không để dành tiền trả nợ mà chỉ đơn giản là dành dụm và họ sẽ không thể tiết kiệm được nhiều tiền nếu cứ để không trong thẻ ngân hàng. Nhất là đối với người có thói quen tiêu xài hoang phí. Với họ, mua sắm là ham muốn bản năng, hà cớ gì phải đè nén bản tính của mình trong khi bản thân có tiền. Tuy nhiên, cũng có nhiều người nhận ra thói quen chi tiêu không hề tốt của mình và trách móc bản thân, sau đó vẫn tiếp tục chứng nào tật nấy. Có hai lý do có thể giải thích cho điều này: Một là họ không có động cơ rõ ràng để tiết kiệm tiền và hai là họ có một cái nhìn rất lạc quan cho tương lai.

Những người thuộc trường phái tiền đến tay là tiêu nên tiết kiệm như thế nào? - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Cho nên, nếu thực sự muốn tiết kiệm được thì họ phải có khoản tiết kiệm cố định. Bình thường, hình thức tiêu dùng của hầu hết mọi người là “thu nhập - chi tiêu = cân bằng (tiết kiệm)”. Bất cứ khi nào không có nhiều tiền dư, tôi đều hi vọng bản thân kiếm được nhiều tiền hơn thay vì muốn bản thân chi tiêu ít hơn, và điều này được gọi là “thêm nguồn thu". Trên thực tế, ngoại trừ một số rất ít những người lý trí trong chuyện tiết kiệm, thì với số đông còn lại, khi phí chi tiêu cho cuộc sống không cố định, dù thu nhập có tăng bao nhiêu thì số dư cũng không nhất thiết phải tăng.

Vì vậy, để thực sự thay đổi tình trạng khó khăn này, cách duy nhất chính là thay đổi mô hình tiêu dùng là trở thành “thu nhập - tiết kiệm = chi tiêu". Hàng tháng, bạn có thể lựa chọn tiết kiệm cố định 10%, 20% hoặc 30% tuỳ vào mức thu nhập của bạn. Số tiền tiết kiệm được có thể được sử dụng làm tiền gửi cố định vào ngân hàng hoặc đầu tư cố định vào quỹ. Số tiền còn lại sẽ được chi tiêu trong cuộc sống.

Những người thuộc trường phái tiền đến tay là tiêu nên tiết kiệm như thế nào? - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Cũng như đã nói ở trên, những người có thói quen tiêu xài hoang phí lại có một cái nhìn rất lạc quan về tương lai. Nhưng cuộc sống có quá nhiều biến số và không phải điều gì cũng có thể dự đoán được. Giống như tôi đã bị tai nạn ô tô cách đây hai tuần. Khi đèn đường chuyển màu xanh, tôi lập tức phóng xe đi thẳng, một chiếc taxi khác tông vào tôi khi họ đang cố vượt đèn đỏ để rẽ trái. Tôi chẳng còn nhớ gì, khi tỉnh dậy, tôi đã nằm trong bệnh viện với một hoá đơn viện phí với vô số mục kiểm tra dài không điểm dừng.

Tuy nhiên, sau khi trả xong viện phí, tôi mới thực sự nhận ra bảo hiểm là điều cần thiết. Nó cũng có thể được sử dụng như một khoản tiết kiệm, nhưng quan trọng hơn, nó là một loại tiền tiết kiệm để phòng tránh cho những rủi ro mà chỉ cần dùng khoảng 10- 20% thu nhập hàng tháng của bạn là đủ. Tôi còn biết, năm ngoái, một người cô của tôi đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Bà ấy nằm viện chưa đầy một tháng với chi phí gần 50 triệu đồng nhưng vì đã đăng ký vài loại bảo hiểm y tế nên bà ấy cũng đã nhận lại được gần 20 triệu.

Cuối cùng, muốn những người có thói tiêu xài hoang phí quản lý tiền bạc có khó không? Thực ra, quản lý tài chính không khó, không phải là viển vông như chúng ta nghĩ nếu bạn sẵn sàng tìm hiểu, tích luỹ kiến thức và áp dụng vào cuộc sống thực tế. Nhưng quản lý tài chính thật ra cũng rất khó, cái khó là nhiều người ngại cố gắng và kiên trì, thậm chí coi thường những khoản lãi nhỏ mà chỉ muốn kiếm được nhiều tiền.

https://kenh14.vn/nhung-nguoi-thuoc-truong-phai-tien-den-tay-la-tieu-nen-tiet-kiem-nhu-the-nao-20220612033733991.chn