Những lần game "làm đau" người chơi theo đúng nghĩa đen, có trường hợp còn ra đi mãi mãi

Mặt Trứng, Theo Trí Thức Trẻ 11:11 05/03/2022

Chơi game là tốt nhưng nghiện game thì rất dễ mắc phải những chấn thương sau.

Chơi game là để tìm niềm vui và chắc chắn, chẳng ai nghĩ rằng mình có thể phải chịu đau khi ngồi trước màn hình máy tính hoặc những bộ máy console cả. Thế nhưng, chơi game đôi khi không an toàn như chúng ta nghĩ và vẫn tiềm ẩn những sự rủi ro nhất định. Điều đáng nói, nó không phải xuất phát từ việc chơi game khiến chúng ta ít vận động hơn, mà đôi khi, những thao tác chơi điện tử lại càng dễ tạo ra những tổn thương mà đôi khi chúng ta không ngờ tới.

Những lần game làm đau người chơi theo đúng nghĩa đen, có trường hợp còn ra đi mãi mãi - Ảnh 1.

Cần gạt gây nhiễm trùng da, bỏng rát

Những chiếc tay cầm ngày nay của Xbox, Play Station 5 thì đỉnh khỏi bàn rồi. Nhưng trong quá khứ, khi các thiết bị này lần đầu tiên ra mắt, chẳng ai ngờ được chúng lại tiềm ẩn lắm nguy cơ tới vậy. Cụ thể, khi Atari 2600 xuất hiện, những chiếc analog vẫn còn quá đơn sơ. Ở thời điểm ấy, những người chơi nắm cần điều khiển quá lâu thường dễ bị tổn thương da, nhiễm trùng và từng có lúc, người ta mô tả bộ điều khiển ấy như một thỏi nam châm hút vi khuẩn.

Những lần game làm đau người chơi theo đúng nghĩa đen, có trường hợp còn ra đi mãi mãi - Ảnh 2.

Nhưng sau đó, Nintendo 64 ra đời với tựa game đình đám Mario Party. Và tại đây, việc phải xoay analog nhanh với nhiều thao tác khó đã khiến nhiều game thủ ghi nhận sự phồng rộp và bỏng do ma sát. Một số game thủ trẻ thậm chí còn bị yêu cầu tiêm uốn ván. Mọi thứ trầm trọng tới mức Nintendo sau đó còn phải bỏ ra 80 triệu euro để tài trợ găng tay cho game thủ.

Xẹp phổi

Hầu hết các chấn thương khi chơi game chỉ trở thành vấn đề nếu bạn bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế, vấn nạn xẹp phổi diễn ra khá phổ biến trong môi trường thể thao chuyên nghiệp. Được biết, căn bệnh này thường có xu hướng tấn công những người gầy, ít vận động hoặc ngồi sai tư thế. Cũng đã có không ít trường hợp những vận động viên chuyên nghiệp gặp phải tình huống này như Hai trong LMHT, Gla1ve của CS:GO.

Những lần game làm đau người chơi theo đúng nghĩa đen, có trường hợp còn ra đi mãi mãi - Ảnh 3.

Điều này xuất phát từ việc trong nhiều tình huống căng thẳng, các vận động viên tập trung tới mức quên cả thở. Cộng thêm tư thế ngồi sai lệch, căn bệnh này hoàn toàn có thể trở thành ác mộng.

Đau tim

Trong số những căn bệnh có thể tấn công chúng ta mà không có dấu hiệu báo trước, đau tim luôn là thứ tồi tệ nhất. Và nếu để kể ra những câu chuyện thương tâm của giới game thủ liên quan tới câu chuyện này thì chắc chắn không thiếu. Cụ thể, một game thủ 32 tuổi đã qua đời sau 3 ngày chơi game liên tục. Đáng chú ý, anh ta cứ thế mà gục xuống trong quán cafe Internet mà chẳng ai hay biết suốt nhiều giờ liền. Cũng đừng nghĩ chỉ người lớn tuổi mới bị, có cả những trường hợp đột quỵ vì đau tim khi tuổi đời mới chỉ từ 12-16 thôi đấy.

Những lần game làm đau người chơi theo đúng nghĩa đen, có trường hợp còn ra đi mãi mãi - Ảnh 4.

Theo nghiên cứu, các tựa game FPS như Apex Legends hay CS:GO sẽ làm giảm căng thẳng huyết áp, nhìn chung là tốt cho tim mạch.

Ảnh: Internet