Khách mời trong số mới nhất của chương trình y tế trực tuyến nổi tiếng The Doctor Is Hot là bác sĩ phẫu thuật - Tiến sĩ Trần Dũng Kiên (Trung Quốc). Ông có hàng chục năm kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là trực phòng cấp cứu đặc biệt trong nhiều năm liên tục. Tại đây, có rất nhiều ca bệnh nguy kịch được ông cứu sống một cách ngoạn mục. Ông cũng chia sẻ rằng có không ít bệnh nhân rơi vào “thập tử nhất sinh” chỉ vì những lý do lạ lùng hoặc đơn giản tới mức không ai ngờ tới.
Tiến sĩ Trần chia sẻ trên chương trình The Doctor Is Hot
Trong phần đưa ra những cảnh bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, Tiến sĩ Trần đã kể về 1 trường hợp suýt mất mạng chỉ vì tiếc rẻ đồ ăn. Cụ thể, bệnh nhân này là một người đàn ông họ Lý gần 50 tuổi. Ông nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau bụng và tiêu chảy nặng.
Người nhà cho biết, ông Lý vốn có tiền sử mắc bệnh dạ dày, từng phẫu thuật thành công cách đây hơn một năm. Cũng do vậy mà khi đột nhiên bị tiêu chảy ông còn cho rằng đó là di chứng sau điều trị. Hoặc đơn giản chỉ là rối loạn tiêu hóa do dạ dày ông yếu hơn người chưa từng chữa bệnh dạ dày, uống thuốc là khỏi.
Tuy nhiên, chưa kịp mua thuốc thì đêm đó ông đã lên cơn đau bụng dữ dội, sốt rất cao và tiêu chảy nhiều đến mức kiệt sức. Cố chịu đựng đến tờ mờ sáng ông mới gọi người nhà đưa mình tới bệnh viện.
Ảnh minh họa
Tại đây, xét nghiệm máu cho thấy bạch (WBC) cầu của ông Lý rất cao, tăng vọt lên 20.000 mm3, chớm nhiễm trùng huyết. Sau một loạt các cuộc kiểm tra chuyên sâu khác, kết quả chẩn đoán cuối cùng là mắc bệnh "viêm dạ dày ruột do vi khuẩn". May mắn là trải qua nhiều giờ căng thẳng, nỗ lực của Tiến sĩ Trần và các y bác sĩ khác đã được đền đáp khi ông Lý thoát khỏi nguy kịch, tiến triển tốt sau phẫu thuật.
Khi bệnh nhân được chuyển sang phòng bệnh thường, Tiến sĩ Trần đến thăm khám lại và điều tra bệnh sử. Hóa ra, tất cả chỉ vì một hành động rất nhiều người làm khi đồ ăn rơi xuống đất.
Ông Lý kể lại trong ngậm ngùi, ngày hôm đó ông xếp hàng tại một cửa hàng trên phố để mua đồ ăn. Quán nhỏ và bán ngay tại vỉa hè nhưng đồ ăn ngon lại rẻ nên rất đông khách, chiều nào cũng xếp hàng dài chờ đợi. Để ăn món mình thích, ông Lý đã phải xếp hàng gần 20 phút mới tới lượt.
Thế nhưng, khi vừa đưa lên miệng cắn 2 miếng thì ông đã làm rơi miếng thức ăn xuống đất. Như một phản xạ tự nhiên, ông vội vàng nhặt lên chỉ trong vài giây sau đó phủi sạch đất cát dính vào. Đúng là ông có chút phân vân khi đưa lên miệng nhưng khi nhìn thấy hàng người còn rất dài, ngại chờ đợi mất thời gian và tiếc rẻ nên ông vẫn quyết định ăn tiếp.
Ảnh minh họa
Kết quả là ban đêm ông bắt đầu bị đau quặn bụng dữ dội, chạy vào nhà vệ sinh không biết bao nhiêu lần vì tiêu chảy. Càng về sáng thì bụng càng đau thắt và sốt cao nên phải gọi người nhà dậy đưa tới phòng cấp cứu. Mắt ông ngân ngấn lệ khi nói rằng mình vẫn thường nhặt lại đồ ăn vừa bị rơi như thế, không ngờ lần này lại tự rước bệnh vào người, suýt chút nữa thì mạng sống cũng khó giữ.
Tiến sĩ Trần cho biết, chưa kể đến việc bản thân thực phẩm có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không thì môi trường cũng có thể khiến nó nhiễm khuẩn. Đừng bao giờ tin vào cái gọi là “quy tắc 5 giây” hay “quy tắc 3 giây” để nhặt những món ăn đã rơi xuống đất.
Ngay cả rơi xuống sàn nhà được lau dọn hàng ngày cũng không tránh khỏi nhiễm Salmonella, Listeria, E. coli hay các loại bọ sinh bệnh khác chỉ trong 1 - 3 giây. Chưa kể môi trường bên ngoài vỉa hè, phố xá còn bẩn gấp hàng nghìn lần như vậy. Đó chính là lý do khiến ông Lý bị viêm dạ dày ruột, chớm nhiễm trùng huyết.
Ảnh minh họa
Sau 5 ngày điều trị tại bệnh viện, ông Lý đã được xuất viện trong tình trạng hoàn toàn khỏe mạnh, tinh thần cũng tốt. Nhưng đây cũng là bài học đắt giá mà ông không bao giờ dám quên. Ông cũng hy vọng rằng trường hợp của mình trở thành hồi chuông cảnh tỉnh, giúp mọi người nhận thức được tác hại của một thói quen tưởng không hại nhưng hại không tưởng.
Nguồn và ảnh: Topick, Healthline, China News