Khoảng thời gian ngủ là lúc cơ thể bạn được khôi phục lại sức lực. Chính vì vậy, nếu bạn ngủ không đủ giấc thì não bộ sẽ dần bị suy giảm chức năng và kéo theo một số triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, căng thẳng, không thể tập trung vào công việc... Ngoài ra, một số nghiên cứu từ các nhà khoa học cũng cho biết, tỷ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường. Do đó, bạn cần điều chỉnh lại giờ giấc làm việc và ngủ đủ giấc để tránh gây ảnh hưởng đến não bộ của mình.
Việc thức khuya thường xuyên cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, nó còn gây hại tới làn da, đặc biệt là vùng da mặt của bạn. Bởi thông thường, khoảng từ 10 - 11 giờ đêm là lúc làn da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Thế nên, nếu bạn thường xuyên thức khuya thì có thể gây rối loạn hệ tuần hoàn của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, từ đó làm giảm sự đàn hồi trên da, gây sạm, nám da.
Thức đêm nhiều và ngủ không đủ giấc cũng có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học của bạn. Đặc biệt, nó còn có thể gây hại cho hệ tiêu hóa nếu bạn duy trì thói quen này thường xuyên. Hậu quả là cơ thể bạn sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, khó tiêu, đầy hơi và dễ có nguy cơ mắc chứng u xơ ruột.
Việc mất ngủ kéo dài có thể gây ra những biến đổi không nhỏ cho cơ thể, thậm chí nó còn kéo theo nhiều biến chứng nguy hại như tăng nguy cơ đột quỵ. Thêm nữa, chứng rối loạn giấc ngủ cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe hệ tim mạch của bạn và làm mất cân bằng lượng đường trong máu.
Qua đó, bạn cần cố gắng duy trì thói quen ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt, hãy đi ngủ sớm trước 10 giờ để giúp cơ thể được hồi phục lại nguồn năng lượng hiệu quả.