Rạng sáng 19/11, Fnatic bất ngờ thông báo Rekkles ra đi. "Mối tình" 8 năm giữa chàng xạ thủ điển trai cùng FNC chính thức đi đến hồi kết. Đây quả là cú sốc với người hâm mộ LMHT thế giới. Vì Rekkles như biểu tượng của Fnatic cũng như khu vực LEC. Bến đỗ của xạ thủ sinh năm 1996 sẽ là đâu?
Rekkles rời Fnatic ngày 19/11
Không chỉ Rekkles và Fnatic, năm 2020 còn chứng kiến vô vàn sự chia ly đầy luyến tiếc. Rekkles gắn bó với FNC cũng giống như "mối tình" giữa Perkz và G2 Esports. Tay chơi sinh năm 1998 là biểu tượng của "rạp xiếc" sau 5 năm gắn bó. Nhưng giờ đây, anh lên đường, đi tìm bến đỗ mới.
LMHT phương Tây cũng chẳng khác châu Âu là bao. Biểu tượng của TSM, LCS là Bjergsen tuyên bố giải nghệ. Tương tự Rekkles, Bjergsen đã gắn bó trong màu áo TSM kể từ năm 2013 cho tới 2020. Nhưng khác với 2 xạ thủ châu Âu, anh rút lui trở về vị trí HLV.
Một ngôi sao khác là Impact. Tay chơi người Hàn Quốc rời Team Liquid sau tròn 3 năm thi đấu. Với sự góp mặt của Impact, "những chú cá ngựa" khuấy đảo LCS với hàng loạt danh hiệu liên tiếp. Thậm chí, TL còn góp mặt trong trận chung kết MSI 2019.
Bjergsen đã cống hiến cả thanh xuân cho TSM
Sự chia ly để lại nhiều tiếc nuối nhất trong năm 2020 phải kể tới Uzi. Tháng 6, anh tuyên bố giải nghệ.
Uzi là ngôi sao sáng giá nhất LPL trong nhiều năm qua. Xạ thủ sinh năm 1997 thi đấu cho Royal Club (nay là RNG) từ 2012. Dù thi đấu 2 năm cho đội tuyển khác, nhưng cuối cùng, Uzi vẫn trở về với mái nhà xưa và cùng RNG gặt hái những thành công. Uzi giống như "Faker của Trung Quốc". Nhưng sự nghiệp của anh chẳng hề trọn vẹn khi thiếu đi danh hiệu vô địch thế giới.
Những sự chia ly để lại cho người ta nhiều tiếc nuối. Nhưng khách quan mà nói, điều này chứng minh LMHT đang không ngừng phát triển. Thế hệ trẻ ngày càng xuất sắc hơn, đuổi kịp kỹ năng cùng những tuyển thủ đi trước.
Trong khi đó, dàn tuyển thủ kỳ cựu phải thay đổi để tạo ra sự khác biệt, mang tới kết quả tốt hơn. Điểm tương đồng giữa cả 5 ngôi sao nói trên là họ đều chiến thắng ở giải đấu khu vực nhưng khi bước ra giải đấu LMHT lớn nhất là CKTG thì khác. Tất cả đều chưa một lần bước lên đỉnh vinh quang dù đã trung thành thi đấu cho 1 đội tuyển suốt quãng thời gian dài.
Vậy những quyết định "đổi đời" có mang tới kết quả khác biệt?
Uzi từng vô địch MSI, nhưng anh không gặp may tại CKTG
Ảnh: Internet