Thông thường, mụn trứng cá ở vùng cằm hay quai hàm có thể xuất hiện trước, trong và sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt. Bởi lẽ, trong chu kỳ kinh nguyệt thì cơ thể của bạn sẽ gặp nhiều biến đổi về hormone nên gây kích thích trực tiếp lên vùng da ở khu vực cằm. Do đó, nếu thấy mụn mọc lên trong giai đoạn này thì bạn không cần quá lo lắng, vì đây chỉ đơn thuần là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể.
Thế nhưng, khi thấy tình trạng mụn mọc ở vùng cằm kéo dài quá lâu và ngày càng nổi lên nhiều hơn thì bạn cần đi khám ngay. Nhiều khả năng, đây còn là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải các bệnh lý về tử cung, buồng trứng.
- Do tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng mặt trời mà không có một biện pháp che chắn, bảo vệ nào.
- Không tẩy trang sạch trước khi đi ngủ.
- Mất cân bằng hormone, rối loạn nội tiết tố bên trong.
- Thận suy yếu, hoạt động không đồng đều.
- Ăn nhiều đồ cay nóng, chiên rán.
- Mắc bệnh phụ khoa (viêm lộ tuyến cổ tử cung), buồng trứng có vấn đề.
*Duy trì các thói quen sau:
- Rửa mặt 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Luôn giữ da mặt sạch sẽ, tuyệt đối không sờ tay lên mụn, hay tự ý nặn mụn.
- Tẩy tế bào chết ít nhất 1 lần/tuần.
- Bôi kem dưỡng da mỗi ngày và sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài.
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh để rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
- Tập thể dục mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tăng cường sức đề kháng.
*Bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để duy trì chức năng thận và gan hoạt động tốt.
- Tích cực ăn nhiều xanh và trái cây tươi trong các khẩu phần ăn hàng ngày để hỗ trợ điều hòa bài tiết từ bên trong cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn nhiều đồ cay nóng, hay những loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ cho đến khi những nốt mụn quanh vùng cằm biến mất hoàn toàn.