Trung Quốc là thị trường game lớn nhất thế giới. Số phận tiến lên hay thụt lùi của một tựa game mobile nói riêng đều phụ thuộc lớn vào cộng đồng game thủ ở quốc gia tỷ dân này. Một thực tế không thể phủ nhận nữa: Trung Quốc luôn là một trong những khu vực đầu tiên được trải nghiệm trước những phiên bản thử nghiệm của tựa game lớn. Ngoài ra, phải kể đến việc Tencent hiện đang là công ty mẹ của nhiều hãng game đang nắm giữ các thương hiệu lớn.
LMHT: Tốc Chiến chưa được phê duyệt ở TQ
Nhưng sự thật khá phũ, những thủ tục để một tựa game có thể tiếp cận đến thị trường Trung Quốc thường gặp khá nhiều khó khăn và LMHT: Tốc Chiến là ví dụ điển hình. Hôm 16/11, báo chí Trung Quốc đã đăng tải thông tin chi tiết về danh sách các tựa game online nhập khẩu được cấp phép trong tháng 11.
Theo đó, game thủ đã phát hiện ra rằng trong danh sách những tựa game mới nhất được phê duyệt từ Cục quản lý nhà nước về Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc (tạm dịch) đã không có sự xuất hiện của Tốc Chiến.
Lướt qua danh sách, một số cái tên đáng chú ý có thể kể ra như Warframe Mobile, One Punch Man...
Danh sách các tựa game online nhập khẩu được cấp phép trong tháng 11 không có Tốc Chiến
Warframe Mobile, One Punch Man... là những cái tên đáng chú ý trong danh sách
Điều này khiến cộng đồng game thủ đang mong ngóng Tốc Chiến phải sốt sắng. Vì thực tế thì trò chơi này mới chỉ vượt qua vòng đăng ký nhãn hiệu.
Hiện tại là tháng 11 và thông tin phê duyệt Tốc Chiến ở Trung Quốc đại lục vẫn là chuyện khá mông lung. Nhiều người còn e ngại khả năng tựa game MOBA của Riot còn chưa bước vào vòng xét duyệt hoàn chỉnh chứ chưa nói gì tới chuyện được phê duyệt phát hành.
Tốc Chiến gặp khó trong việc cạnh tranh với VGVD ngay từ lúc này.
Trung Quốc luôn là một trong những khu vực đầu tiên được trải nghiệm trước những phiên bản thử nghiệm những tựa game lớn trong đó có Tốc Chiến. Nhưng trong khi các server hướng tới Hàn Quốc, Nhật Bản, SEA đang "náo nhiệt" thì server được đánh giá là có cộng đồng hùng mạnh, đông đảo nhất của Tốc Chiến sẽ lại bị "đóng băng".
Việc phát hành càng chậm càng khiến cho Tốc Chiến gặp khó trong việc cạnh tranh tầm ảnh hưởng với những tựa game như Vương Giả Vinh Diệu (ước tính có 100 triệu người chơi ở Trung Quốc) và Liên Quân Mobile.
PeaceKeeper Elite thay thế cho PUBG Mobile để đáp ứng tiêu chí kiểm duyệt
Còn nhớ khi PUBG Mobile được phát hành trên toàn cầu, giấy phép cho thị trường Trung Quốc vẫn đang được xem xét. Sau đó hơn một năm, cơ quan chức trách đã không chấp thuận sự tồn tại của 2 phiên bản PUBG Mobile do Timi và Lighspeed phát triển. Tencent Games đã phải nỗ lực tạo ra "PeaceKeeper Elite" hoặc "Game for Peace" thay thế.
Khoảng thời gian chênh tới cả năm trời giữa PUBG Mobile bản quốc tế và PeaceKeeper Elite quả thật đang là "điềm báo" mà các tín đồ yêu thích Tốc Chiến sớm thấy được.