Hiệu trưởng Đại học số 1 châu Á: Cha mẹ làm 2 điều này là đang đẩy tương lai trẻ vào ngõ cụt, thay đổi để con cái có được thành công

Ánh Lê, Theo Thể thao văn hoá 23:00 05/02/2023
Chia sẻ

Hiệu trưởng trường Đại học Thanh Hoa cho rằng bố mẹ thường xuyên làm 2 điều này sẽ gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng cho tương lai của con cái.

Là cha mẹ, ai cũng mong tương lai con trở thành người xuất sắc, có ích cho xã hội. Tuy nhiên không phải bậc phụ huynh nào cũng có phương pháp nuôi dạy con đúng đắn. Theo đó, giáo sư nổi tiếng Qiu Yong - hiệu trưởng của trường Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc đã chỉ ra 2 sai lầm trong cách giáo dục con của phần lớn bố mẹ hiện nay. Theo ông, cha mẹ càng làm 2 điều này thì con cái càng dễ thất bại trong tương lai, cần tránh mắc sai lầm.

Hiệu trưởng Đại học số 1 châu Á: Cha mẹ làm 2 điều này là đang đẩy tương lai trẻ vào ngõ cụt, thay đổi để con cái có được thành công - Ảnh 1.

1. Nuông chiều con quá mức

Con cái là tài sản quý giá nhất của cha mẹ. Do đó, nhiều bậc phụ huynh hình thành tâm lý yêu thương và nuông chiều con cái hết mức. Thậm chí, nhiều cha mẹ sẵn sàng làm tất cả mọi việc, gánh vác mọi thứ cho con, không để trẻ phải làm hay lo lắng bất cứ điều gì mà chỉ mong sao có thể lớn lên trong vui vẻ. Tuy nhiên, việc chiều chuộng hay lo lắng thái quá cho con cái có thể là phương pháp nuôi con sai lầm.

Hiệu trưởng Đại học số 1 châu Á: Cha mẹ làm 2 điều này là đang đẩy tương lai trẻ vào ngõ cụt, thay đổi để con cái có được thành công - Ảnh 2.

Theo Hiệu trưởng của Đại học Thanh Hoa, không cha mẹ nào có thể chịu trách nhiệm với con cái cả đời. Vậy nên, hãy để con trẻ học cách có trách nhiệm với bản thân càng sớm càng tốt.

Phụ huynh không nên giúp con làm mọi thứ mà hãy để con học được tính tự lập bằng việc để trẻ tự giác làm một số việc đơn giản hằng ngày. Sáng sớm hãy để trẻ tự dậy đúng giờ, để trẻ tự đi học và học cách tự mặc quần áo, buộc dây giày, sắp xếp ba lô để đi học...Đây chính là bước đầu tiên để giúp trẻ phát triển. Tuy rằng cha mẹ nào cũng sẽ lo lắng rằng con còn nhỏ chưa biết gì, nhưng nếu cha mẹ có thể vượt qua rào cản này và "buông" con đúng lúc thì sẽ thực sự nuôi dưỡng sự tự chủ và độc lập của đứa trẻ.

2. Thường xuyên la mắng con

Mỗi cha mẹ sẽ có những quan điểm, phương pháp giáo dục con cái khác nhau. Trong những năm tháng trưởng thành của trẻ, làm sai hay không nghe lời đều là những điều không thể tránh khỏi. Không những vậy, việc mắc lỗi này còn xảy ra vô cùng thường xuyên, gắn liền với quá trình trẻ lớn lên. Hiệu trưởng ngôi trường danh giá bậc nhất khu vực châu Á từng có bài phát biểu liên quan đến hành vi la mắng của bố mẹ với con cái như sau:

"Về giáo dục con cái, đây chưa bao giờ là một công việc dễ dàng mà là một quá trình đòi hỏi sự thấu hiểu của cả cha mẹ và con cái. Khi con cái phạm sai lầm và thường xuyên bị cha mẹ la mắng, điều này sẽ chỉ càng đẩy con trẻ ra xa cha mẹ hơn mà thôi. Lúc này, phụ huynh cần kiên nhẫn và điều chỉnh tâm lý phù hợp. Thay vì trách móc, la rầy trẻ, hãy nói chuyện nhẹ nhàng và khuyên bảo trẻ. Trên thực tế, cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, tất cả lời nói và việc làm của cha mẹ luôn ảnh hưởng nhiều đến con trẻ.

Hiệu trưởng Đại học số 1 châu Á: Cha mẹ làm 2 điều này là đang đẩy tương lai trẻ vào ngõ cụt, thay đổi để con cái có được thành công - Ảnh 3.

Là một chuyên gia giáo dục cấp cao, tôi đã tiếp xúc với nhiều phụ huynh và học sinh trong suốt những năm giảng dạy của mình. Tôi nhận thấy hầu hết các bậc cha mẹ đều có những hiểu lầm nhất định trong việc giáo dục con cái. Cha mẹ thường trách mắng và thậm chí là có hình phạt với những đứa trẻ không vâng lời hay phạm lỗi thay vì chỉ ra lỗi sai và hướng dẫn trẻ cách tư duy đúng đắn.

Điều này về lâu dài sẽ tác động xấu đến tâm lý và tính cách của trẻ. Khi não bộ của trẻ tiếp nhận những lời mắng mỏ trong thời gian dài, sức mạnh tinh thần của trẻ sẽ dần suy yếu. Dần dần những lời trách mắng của bố mẹ sẽ trở thành 'nhát dao' khiến trẻ thêm tổn thương. Trẻ sẽ không những không thể sửa chữa sai lầm mà còn cảm thấy bản thân đặc biệt kém cỏi.

Trẻ em không phải là người trưởng thành và 'la mắng' cũng không phải là một cách giáo dục hiệu quả. Cha mẹ đừng nghĩ đơn giản rằng chỉ cần không bạo lực hay đánh đập thì sẽ chẳng ảnh hưởng đến trẻ. Thế nhưng thực tế, trái tim của trẻ cũng đang bị áp lực vô hình đè nặng. Bởi vậy khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên giữ trạng thái tốt nhất để nói chuyện với con mình. Nếu được, hãy giải thích đơn giản và dễ hiểu hơn để trẻ 'sẵn sàng' ngoan ngoãn. Chỉ cần cha mẹ luôn đủ tình yêu thương, kiên nhẫn thì đều có thể cung cấp cho con mình một nền giáo dục tốt nhất. Cũng từ nền tảng đó, trẻ sẽ phát triển và ngày càng trưởng thành hơn".

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày