Đừng ăn những bộ phận này của gà nếu không muốn "rước họa vào thân"

NHƯ QUỲNH (T/H), Theo Đời Sống Pháp Luật 19:04 11/09/2024
Chia sẻ

Mặc dù thịt gà là thực phẩm phổ biến, nhưng không phải bộ phận nào của con gà cũng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là phần cực độc của gà, thèm mấy cũng không nên ăn.

Thịt gà nhiều chất béo, vitamin A, B1, B2, E, axit, canxi, photpho, sắt, giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa. Trong Đông y, thịt gà vị ngọt, tính ấm, thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, phù nề, bệnh đái tháo đường.

Giá trị dinh dưỡng của thịt gà đúng là miễn chê nhưng không phải tất cả những bộ phận của gà đều “bổ”. Một số bộ phận của loại gia cầm này được khuyến cáo nên hạn chế ăn vì tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe.

Phổi gà

Có rất nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn trú ngụ trong phổi gà, ngay cả khi nó đã được làm chín ở nhiệt độ cao. Khi bạn ăn vào thì cơ thể sẽ sinh ra cảm giác khó chịu, bứt rứt hoặc một số người lại chẳng thấy có phản ứng gì ở bên ngoài. Do bộ phận này thuộc hệ hô hấp của gà nên là nơi chứa đựng rất nhiều chất độc và vi khuẩn gây bệnh khác nhau tùy theo điều kiện sinh sống của chúng. Vì vậy, tốt nhất thì bạn vẫn nên loại bỏ bộ phận này khi ăn để ngăn ngừa những rủi ro xấu cho sức khỏe .

Phao câu gà

Đừng ăn những bộ phận này của gà nếu không muốn "rước họa vào thân"- Ảnh 1.

Phao câu là nơi tập trung nhiều tuyến bạch huyết, là bộ phận lọc và thải độc tố của cơ thể gà.

Phao câu là nơi tập trung nhiều tuyến bạch huyết, là bộ phận lọc và thải độc tố của cơ thể gà. Do đó, phao câu có thể chứa nhiều vi khuẩn, virus và các chất độc hại khác, đặc biệt là nếu gà được nuôi trong môi trường không đảm bảo vệ sinh hoặc sử dụng chất tăng trọng.

Phao câu là bộ phận tích tụ nhiều mỡ và cholesterol nhất trong cơ thể gà. Ăn nhiều phao câu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, béo phì và các vấn đề sức khỏe khác. Đây cũng là nơi trú ngụ của một số loại ký sinh trùng như giun sán. Nếu không được chế biến kỹ, việc ăn phao câu có thể dẫn đến nhiễm ký sinh trùng, gây hại cho sức khỏe.

Mặc dù có thể làm sạch phao câu, nhưng việc loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và các chất độc hại là rất khó khăn. Do đó, vẫn có nguy cơ gây hại cho sức khỏe khi ăn phao câu, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch yếu.

Đầu gà

Thực tế những gì mà con gà ăn vào thường dễ tích tụ lại chất bẩn ở khu vực đầu nên nếu bạn không làm sạch đầu gà thì vô tình sẽ nuốt nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng vào cơ thể. Có lẽ ăn một hai lần thì không ảnh hưởng gì, nhưng nếu ăn quá nhiều đầu gà, các chất độc hại này sẽ xâm nhập vào cơ thể con người và gây ảnh hưởng xấu nhất định đến sức khỏe.

Da gà

Nhiều người cho rằng da gà nhiều collagen, ăn vào có thể giúp da đẹp hơn, nhưng theo các chuyên gia collagen trong da gà rất ít, có thể bỏ qua vì đây là phần chứa nhiều chất béo nhất của con gà. Thêm nữa, trên da gà còn ẩn chứa rất nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn, ăn nhiều sẽ không tốt cho cơ thể.

Cổ gà

Đừng ăn những bộ phận này của gà nếu không muốn "rước họa vào thân"- Ảnh 2.

Cổ gà, mặc dù được nhiều người ưa thích, lại là nơi tập trung nhiều tuyến bạch huyết.

Cổ gà, mặc dù được nhiều người ưa thích, lại là nơi tập trung nhiều tuyến bạch huyết - hệ thống lọc và xử lý chất thải của gà. Chính vì vậy, cổ gà có thể chứa các chất độc hại, vi khuẩn và virus gây bệnh, ngay cả khi đã được chế biến kỹ càng. Tiêu thụ cổ gà có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm từ gia cầm như salmonella, campylobacter và E. coli, dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa và sốt.

Mề gà

Là bộ phận tiêu hóa thức ăn, mề gà có thể chứa dư lượng thuốc kháng sinh, hormone tăng trưởng, kim loại nặng và các chất độc hại khác từ thức ăn của gà. Chưa kể, nếu không được làm sạch và chế biến kỹ, mề gà còn có thể chứa vi khuẩn gây bệnh như Salmonella và Campylobacter.

Ngoài ra, mề gà cũng chứa một lượng cholesterol đáng kể. Việc tiêu thụ quá nhiều mề gà có thể làm tăng mức cholesterol trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là đối với những người có tiền sử bệnh tim hoặc mỡ máu cao.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày