Ở môi trường công sở, dân văn phòng sẽ thường phải sử dụng đôi bàn tay để làm việc liên tục trên chiếc máy tính. Tuy nhiên, khi phải làm việc với tần suất hoạt động cao thì bàn tay không chỉ gặp những triệu chứng thông thường như tê mỏi, đau nhức... mà còn có nguy cơ mắc phải một loạt những căn bệnh ở tay. Cùng tìm hiểu những bệnh ở tay nào mà dân văn phòng thường hay gặp phải nhất để chủ động điều trị từ sớm bạn nhé!
Bệnh viêm khớp cổ tay có thể gây ra nhiều biến chứng và lâu dần có nguy cơ phát triển thành bệnh thấp khớp. Lúc này, bạn nên chủ động đi khám từ sớm để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ và điều trị bệnh triệt để ngay khi mới phát hiện. Nhờ đó sẽ không gây ảnh hưởng tới các hoạt động trong ngày của bạn.
Người gặp phải bệnh thoái hóa khớp thường cảm thấy tê cứng các ngón tay sau một thời gian nghỉ ngơi lâu như buổi sáng sớm hay sau giờ ngủ trưa. Khi ngón tay bị thoái hóa sẽ xuất hiện các cục bướu nhỏ, cứng ở cuối các đốt ngón tay, từ đó khiến ngón tay to lên và bị biến dạng, khó cử động, gây ra cảm giác đau đớn.
Bệnh thoái hóa khớp này nếu không được chữa trị sớm thì các phần sụn khớp có thể bị tách ra khỏi xương. Các đầu xương sẽ bắt đầu cọ xát vào nhau, phần dây chằng của khớp cũng sẽ giãn ra và yếu dần. Bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra nhiều khó chịu và có thể trở thành dị tật, nhiều trường hợp nặng còn phải thay cả khớp.
Đặc điểm dễ nhận ra của hội chứng ống cổ tay là tình trạng cổ tay ở cả hai bên đều kém linh hoạt, cứng đờ. Mỗi khi vận động thì cổ tay thường bị đau và tiến độ làm việc cũng giảm sút. Nguyên nhân chính gây ra hội chứng ống cổ tay là do chúng ta gõ bàn phím quá lâu, liên tục trong nhiều giờ mà không nghỉ ngơi.
Để khắc phục căn bệnh này thì bạn nên tránh ngồi làm việc liên tục quá 2 tiếng đồng hồ và nên gõ bàn phím bằng cả 10 ngón tay để giúp cho cổ tay không bị co cứng tại chỗ. Ngoài ra, bạn cũng nên để bàn tay có thời gian nghỉ ngơi nếu mắc phải hội chứng này, đồng thời xoay vận động cổ tay nhẹ nhàng và chườm ấm khi ngủ để giúp cổ tay dễ chịu hơn.
Giai đoạn đầu, người mắc bệnh "ngón tay cò súng" sẽ cảm thấy đau nhẹ ở dưới đáy các ngón tay, ấn vào thấy đau, cử động thấy vướng víu, khó chịu. Đặc biệt, ngón cái rất khó gập lại khi cố gắng gập hoặc duỗi ra. Những cơn đau thường nặng vào buổi sáng và giảm dần hơn trong ngày.
Để điều trị căn bệnh này thì người bệnh sẽ phải giảm dần thời gian làm việc xuống, nếu không bệnh sẽ tái phát hoặc chuyển dần sang các ngón tay khác. Rất nhiều trường hợp do không dành thời gian nghỉ ngơi nên bệnh không khỏi mà còn trở nên nặng hơn, sau đó phải tiến hành tiểu phẫu hoặc phẫu thuật cả bàn tay.
- Thường xuyên tập thể dục cho đôi tay bằng cách xoay nhẹ cổ tay, xoa bóp cổ tay, bàn tay, các ngón tay để giúp máu lưu thông dễ dàng. Ngoài ra, bạn có thể nắm tay rồi thả ra liên tục từ 10 - 20 lần để giúp cho tay bớt mỏi.
- Khi gõ bàn phím hoặc sử dụng chuột, bạn phải giữ sao cho cổ tay thẳng, khuỷu tay ở góc 90 độ, các ngón tay có thể cong nhẹ hoặc duỗi ra nhưng nên hạn chế vặn và cong gập cổ tay.
- Khi sử dụng chuột nên dùng các loại kê tay bằng gel mềm để nâng đỡ cổ tay, hạn chế cổ tay gập lên xuống nhiều lần dễ gây bệnh.
- Nên dành thời gian nghỉ ngơi cho đôi tay sau khoảng 45 phút sử dụng máy tính để giúp bàn tay giảm bớt căng thẳng.