Đã gần 2 ngày trôi qua kể từ bức tâm thư của Taylor Swift làm thổi bùng lên tranh cãi gay gắt khắp toàn cầu. Khác với sự kiện hồi tháng 7, khi đại đa số khán giả đều về phe của Taylor Swift, trong vụ lùm xùm của Hollywood mới nhất, netizen lại phân ra hai luồng ý kiến rõ rệt: một bên vẫn giữ vững lập trường ủng hộ Taylor Swift - phía còn lại ra sức chỉ trích hành động của Taylor Swift. Cả hai bên đều đưa ra những dẫn chứng và lập luận thuyết phục riêng, bất phân thắng bại.
Phía phản đối chủ yếu vẫn nhấn mạnh việc luật pháp vẫn cần được đặt lên trên cao nhất, cho rằng Taylor Swift đã quá tham lam, phân tích rõ việc Big Machine làm ban đầu không hề là sự bóc lột mà chỉ là việc ăn - chia công bằng. Một số bình luận cho rằng lần này Taylor đã quá nóng vội, và cũng là chiêu thức "cạ nhiệt" cho những sản phẩm trong tương lai. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến nhấn mạnh việc Taylor chỉ còn có thể gây sức ép bằng người hâm mộ vì về bình diện pháp lý, cô đã thua trắng.
Các bình luận của khán giả Hoa Kỳ:
"Taylor Swift sẽ chẳng bao giờ có thể thành công như ngày hôm nay nếu như không có được sự ủng hộ của hãng đĩa khi cô mới 15 tuổi. Không có nhiều cô gái 15 tuổi có được cơ hội lớn đến vậy. Hãy nhớ lại album đầu tiên của cô ta đi – Taylor Swift – nó nghiệp dư kinh khủng. Nếu cô ta nghĩ toàn bộ tác phẩm là công sức của cô ta mà không có sự hỗ trợ, giúp đỡ hay định hướng gì của hãng đĩa thì tôi cho rằng cô ta có hơi ảo tưởng." Độc giả K, đến từ Canada để lại bình luận trên trang New York Times.
"Taylor Swift, mặc cho cô ta tài năng thế nào, cô vẫn được trả tiền đầy đủ trong khoảng thời gian đó theo đúng như hợp đồng mà cô ta đã kí. Tại sao cô ta lại lãng phí thời gian để tìm nhìn về quá khứ mà không tiến về phía trước, tạo ra những âm nhạc mới? Đây có thể là thời điểm đánh dấu cho sự xuống dốc của cô ấy." – Roger bình luận trên New York Times.
"Rất nhiều người đã bị sa lầy vào những cuộc chiến pháp lý như Ke$ha, George Michael hay Olivia Newton-John và sự nghiệp của họ đều xuống dốc thảm hại sau đó. Cứ mãi quan tâm đến những chuyện như thế này chỉ làm cho sự nghiệp của Taylor xuống dốc nhanh hơn." – Skeet nhận xét.
"Taylor cần phải trưởng thành hơn đi. Cô ta đã kí hợp đồng mà nhờ nó, giờ đây cô ta nổi tiếng và giàu có, vì thế hãy tỏ ra tử tế và biết ơn hơn. Đó là cách mà nền công nghiệp âm nhạc vẫn luôn vận hành: Nếu muốn có quyền sở hữu với các tác phẩm, hãy bỏ tiền ra mà mua, chứ đừng ở đó mà than vãn, kêu khóc vì một hợp đồng mà chính cô và gia đình đã đồng ý." Độc giả New York Times đến từ Atlanta.
"Scooter Braun chẳng làm gì sai. Không chỉ trong âm nhạc, khi bạn làm việc cho công ty, người sở hữu sẽ là công ty bạn chứ chẳng phải bạn. Đó là luật. Cô ta cần phải trưởng thành và hiểu rằng thế giới không xoay quanh mình cô ta. Đừng có sử dụng đám fan của mình để làm tổn thương người khác nữa trong khi họ không phạm pháp." độc giả Alison đến từ MaryLand trên New York Times.
"Taylor Swift đang tập hợp đám fan của cô ta để thực hiện hành vi bắt nạt trên mạng, thật đáng xấu hổ. Tôi hy vọng người hâm mộ của cô ta có thể trưởng thành hơn và đừng làm điều gì ngu ngốc." Một độc giả của Buzzfeed.
Các bình luận của khán giả Việt Nam:
"Đến năm sau là cô ta được quyền re-record (thu âm lại) rồi xong giờ còn ăn vạ được."
"Đơn giản là tham và xấu tính"
"Ban đầu hãng Big Machine không hề cướp trắng, chỉ là muốn ăn chia lợi nhuận 6 album trước (vốn rất đúng vì họ có công quảng bá và phát hành). Chính Taylor là người tham lam muốn mua lại bản quyền để hưởng hết tất cả lợi nhuận, Big Machine tất nhiên không dại nên họ mới từ chối. Thế là cô ta lên Tumblr đăng đàn nói xấu, dụ người hâm mộ tấn công toàn diện hãng đĩa và người đại diện. Giờ bảo sao Big Machine ghét "triệt" hết tất cả đường."
"Rất nhiều ca sĩ cũ sau khi rời công ty vẫn cứ diễn liên khúc các bản hit như bình thường, ăn ở làm sao người ta mới không cho chứ! Mình mà là Scooter mình cũng không bao giờ cho, chưa gì đã qua cầu rút ván."
"Thùng rỗng kêu to! Miệng thì cứ kêu ca chơi trò nạn nhân nhưng có bao giờ dám ra tòa kiện đâu! Điển hình như vụ Kim Kardashian nè. Giờ vụ Scooter này cũng chỉ lên mạng hô hào thôi, hết cách rồi".
"See ya in court huyền thoại đâu? Sao bây giờ lại thành We stand with Taylor rồi?"
"Một ông bố làm doanh nhân, lăn lộn trong nghề mấy chục năm, nắm giữ cổ phần của Big Machine và một e-kíp hùng hậu, toàn lão luyện mà bảo Taylor khờ dại nên kí hợp đồng? Khờ á?"
(Nguồn: tổng hợp bình luận từ các fanpage âm nhạc US-UK tại Việt Nam)
Phía ủng hộ Taylor Swift nhấn mạnh công sức mà cô đã bỏ ra để thực hiện 6 album với trên dưới 100 ca khúc và bây giờ công sức đổ sông đổ biển. Họ cho rằng BMG đã hành xử không theo chuẩn mực đạo đức và chỉ biết đến đồng tiền. Một số bình luận khuyên Taylor nên nhẫn nhịn đến lúc thu âm hoàn tất 6 album cũ.
"Taylor Swift có nói rõ trong bức tâm thư là cô bị cấm hát các bài hát cũ, còn thông báo của Big Machine chỉ nói chung chung là không hề cấm biểu diễn (các bài hát mới) - lập lờ đánh lậm con đen đây mà!"
"Phủ nhận việc cấm Taylor trình diễn ở AMAs rồi lờ luôn cả vụ cấm Taylor trình diễn hit cũ - tính tung hỏa mù hay sao?"
"Những sự ủng hộ này là rất cần thời điểm hiện tại để mọi người hiểu tình hình bất lợi mà những gã đó tạo ra cho chị. Nhưng mình e nó sẽ chưa thể tạo ra chuyển biến tốt ngay tức thì vì luật pháp là luật pháp - và chúng ta biết rõ những tên đó sẽ không quan tâm về mặt đạo đức đâu. Mũi tên phải được kéo lùi về sau thật căng thì mới phóng xa được nên nếu chấp nhận thiệt thòi tại AMAs lần này thì chị sau này mới có thể đường đường chính chính cất lên những câu từ bài hát cũ.Những phẫn nộ và bất công hiện tại chắc chắn sẽ có cơ hội biến thành những bài phát biểu mạnh mẽ khác khi chị nhận các giải thưởng danh giá tiếp theo trong sự nghiệp."
"Chuyện cũng sẽ không dừng lại ở chuyện hát ở AMAs, bạn quên là còn Netflix à, Taylor nhịn AMAs, nhưng Netflix thì sao? Với cả, từ giờ cho đến lúc có nhạc mới, Taylor phải nhịn hết tất cả các buổi biểu diễn à, vì chắc chắn từ giờ đến lúc có bản thu mới Taylor biểu diễn nhiều lắm đấy!. Team Taylor vừa đưa ra một con số, 7.9 triệu USD - đó là lợi thế mới!"
"Còn nợ tiền người ta mà phát biểu mạnh miệng ghê nhỉ? Trả tiền cho người ta hết đi đã kìa"
"Một người mà cứu cả công ty, giúp một thằng nợ nần trở thành triệu phú để rồi bị cả cái công ty ấy lật mặt, phán rằng Taylor Swift - Artist Of The Decade có được như ngày hôm nay là nhờ 150 nhân viên của cái công ty ấy."
"Cày bục mặt mới có được 7 cái album phòng thu tự viết. Nếu ai theo dõi sẽ biết tất tần tất các ý tưởng về concept album, thiết kế sân khấu tour, chọn dancers, chọn band, dựng bài diễn,... thậm chí là marketing thì Taylor đều nhúng tay vào và giữ vai trò chủ đạo. Artist of the decade không phải tự nhiên mà có. Lao động cả. Và có những thằng đàn ông tự cho là mình Gentleman nhưng lại cố để chà đạp lên những công sức đó."
(Tổng hợp các bình luận từ fanpage Taylor Swift Vietnam)
Các bình luận của khán giả Hoa Kỳ:
"Taylor Swift không hề làm gì sai, cô ấy chỉ là đang bị dồn vào chân tường. Taylor đã muốn mua lại những bản thu âm của mình nhưng Scott yêu cầu cô ấy phải gia hạn hợp đồng với hãng đĩa, và chỉ được mua 1 album cho mỗi lần gia hạn. Nói thẳng ra, đó chính là một hợp đồng nô lệ và hãng đĩa chỉ muốn có cơ hội kiểm soát cô ấy. Khi không thể gia hạn, họ tìm cách ngăn chặn những màn biểu diễn của cô ấy trước khi cô ấy được quyền thu âm lại các tác phẩm. Này Scott, hãy trả Taylor 7 triệu USD mà anh còn nợ cô ấy đi đã rồi hãy chèn ép tiếp." – độc giả Larry Davis bình luận trên tạp chí Variaty.
"Điều xảy ra với Taylor không chỉ là của riêng cô ấy, mà còn là vấn nạn chung của cả nền công nghiệp âm nhạc, nó đã từng xảy ra với The Beatles. Vậy nên, đừng nói rằng Taylor đang đóng vai nạn nhân. Các hãng đĩa ban đầu đều đưa ra những lời dụ dỗ ngon ngọt để khiến những nghệ sĩ còn trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm kí vào những bản hợp đồng từ bỏ quyền sở hữu đối với tác phẩm của họ. Paul McCartney rất thành công, góp phần thay đổi cả nền âm nhạc nhưng ông cũng phải mất tới 50 năm để có thể sở hữu bản quyền các tác phẩm của mình. Điều đó có công bằng hay không? Điều khác biệt trong vụ việc lần này là Taylor Swift có được sự quan tâm của công chúng rất cao và cô ấy dám nói ra bất công. Chính nhờ có Taylor nên dù không chắc có thể thay đổi được cách vận hành của nền công nghiệp, các nghệ sĩ trẻ cũng sẽ cẩn trọng hơn trong việc kí một hợp đồng độc quyền với hãng đĩa." – một độc giả khác của Buzzfeed chia sẻ.
Rất nhiều nghệ sĩ lớn trong ngành công nghiệp âm nhạc như Lily Allen, Selena Gomez,… đều lên tiếng bảo vệ Taylor Swift. Họ hiểu rõ cách thức vận hành của nền công nghiệp. Trong quá khứ, đã có rất nhiều nghệ sĩ thu âm lại thành công các tác phẩm của mình sau khi bị mất quyền sở hữu như Prince, Janet Jackson, Jay-Z,… Nữ ca sĩ Sky Ferreira đã từng lên tiếng ủng hộ Taylor Swift trên Instagram "Chỉ vì hệ thống này tồn tại hàng thập kỉ không có nghĩa là nó ổn hoặc bạn phải khuất phục nó."
Sự việc ngày càng diễn biến phức tạp khi ngay sau bức tâm thư của Taylor Swift đăng tải vào rạng sáng 15/11 (theo giờ Việt Nam) cho biết nữ ca sĩ đã bị cấm biểu diễn các bài hit cũ của mình (kể từ album "Reputation" trở về trước) tại AMAs, bị cấm làm phim cùng Netflix và rất nhiều luật lệ "yêu sách" được đưa ra từ phía Scooter Braun và Big Machine Records. Nhiều nghệ sĩ Hollywood đồng loạt đứng về phía Taylor - tuy nhiên Big Machine Records đã có những lời phản pháo khá cứng rắn nói rằng mọi chuyện từ phía Taylor là bịa đặt. Từ đó "châm ngòi" cho cuộc chiến truyền thông giữa 2 bên. Cuộc tranh luận vẫn chưa có hồi kết khi cả hai bên liên tục đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng gây bất lợi cho đối phương.
Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.