Công cuộc giảm cân của chúng ta không phải lúc nào cũng dễ dàng, luôn sẽ có những tảng đá lớn ngáng đường và làm chùn bước, ngăn ta đến với thành công. Một trong những tảng đá đáng ghét nhất đó là cảm giác thèm ăn. Để vượt qua tảng đá này, chúng ta cần phải vượt qua được cảm giác thèm ăn.
Tuy nhiên, làm như thế nào để kiểm soát được sự thèm ăn? Có thể bạn đã đọc nhiều những bí quyết giảm cân của người này người khác nói rằng kiểm soát chế độ ăn là rất quan trọng nhưng chẳng ai nói đến việc kiểm soát cơn thèm ăn như thế nào cả.
Dưới đây là tổng hợp 7 phương pháp giúp bạn có thể kiểm soát sự thèm ăn và vững bước tiến trên con đường giảm cân của mình để đạt được thành công.
Nhiều người thường muốn tìm thức ăn để làm dịu cơn đói ngay khi họ cảm thấy đói. Trong thực tế, miễn là bạn chịu đựng nó, cơn đói sẽ biến mất!
Khi lượng đường trong cơ thể giảm xuống, não sẽ tiết ra thông điệp rằng “đói rồi, ăn nhanh lên”để buộc bạn phải tìm cách tăng lượng đường trong máu thông qua thực phẩm, dẫn đến sự tăng lên cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, ở thời điểm bắt đầu cơn đói mà chúng ta cố gắng không ăn thì lượng đường trong máu một cách tự nhiên sẽ tăng lên sau 30 phút và cảm giác đói theo đó cũng biến mất.
Điều này là do khi lượng đường trong máu giảm xuống, tuyến tụy bắt đầu đốt cháy chất béo, mỡ thừa trong cơ thể để tiết ra hormone đường huyết và toàn bộ quá trình này mất khoảng 30 phút.
Trong trường hợp không chịu nổi cơn đói, bạn có thể chuyển hướng sự chú ý của mình bằng các hoạt động khác.. Bạn sẽ thấy rằng sau 30 phút không còn cảm thấy đói nữa!
Thùy trước trán của bộ não con người nằm ở trán có chức năng kiểm soát sự phán đoán và triệt tiêu các xung động. Do đó, khi bạn có cảm giác thèm ăn khó ức chế, bạn có thể vỗ nhẹ vào trán để kích thích thùy trán, từ đó có tác dụng ức chế ham muốn ăn uống bốc đồng!
Khi dạ dày cảm thấy trống rỗng, cơ thể sẽ giải phóng hormone Glenin thúc đẩy sự thèm ăn. Bằng cách uống nước, bạn có thể làm cho dạ dày có cảm giác hơi đầy hơn, dẫn đến cảm giác vui vẻ và no.
Ngoài ra, nước có thể làm loãng các enzyme tiêu hóa của dịch dạ dày và ruột, từ đó làm giảm cơn đói của cơ thể con người.
Đại học Chicago (Mỹ) đã tiến hành một thí nghiệm chỉ ra rằng những người chỉ ngủ 4 giờ sẽ thiếu ngủ và các hormone kiểm soát cơn đói trong cơ thể bị giảm xuống. Do đó, não sẽ tiếp tục phát ra thông điệp để buộc ta phải nạp nhiều calo vào cơ thể.
Trong khi đó, người ngủ đủ 10 giờ sẽ có quá trình chuyển hóa cơ bản hoạt động bình thường, kiểm soát hormone đói tốt hơn và đốt cháy calo trong khi ngủ.
Tuy nhiên, ngủ quá lâu cũng có thể gây ra tác dụng phụ do trong thời gian ngủ dài, cơ thể đốt cháy quá nhiều calo dẫn đến cảm giác thèm ăn cực độ sau khi thức dậy. Do đó, tốt nhất bạn nên ngủ đủ từ 6-8 giờ mỗi ngày.
Chất caffeine có trong sôcôla đen có tác dụng làm dịu, giảm sự thèm ăn và đốt cháy chất béo. Bên cạnh đó, sôcôla đen còn chứa axit stearic cũng có thể làm cho qua quá trình tiêu hóa của cơ thể chậm lại, kéo dài cảm giác no.
Do đó, khi bạn thực sự muốn ăn gì đó để thỏa mãn cơn đói nhưng không muốn tăng cân, bạn cũng có thể ăn sôcôla đen!
Thực phẩm có chứa protein, chẳng hạn như trứng, sữa, cá hồi, ức gà, tôm... giúp giữ hormone Glenin ở mức thấp trong khoảng 3-4 giờ, do đó giúp kéo dài cảm giác no và trì hoãn cảm giác thèm ăn.
Do đó, miễn là bạn ăn nhiều thực phẩm có chứa protein, bạn có thể kiểm soát sự thèm ăn và duy trì sức khỏe.
Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu cứ đói là bạn những thực phẩm chứa protein, lâu dần nó sẽ tạo ra sự “nhờn thuốc”, khiến mất tác dụng của việc ức chế cảm giác thèm ăn.
Trong số các màu sắc khác nhau, các màu mát như xanh lá, xanh dương, tím có tác dụng rất tốt để kiểm soát lượng thức ăn.
Môi trường lạnh (hoặc có màu sắc lạnh) có thể khiến mọi người có cảm giác bình tĩnh, từ đó làm chậm tốc độ ăn và ngăn chúng ta ăn quá nhiều và nhanh. Đồng thời, màu lạnh cũng có thể làm giảm sự kích thích của thức ăn khiến thức ăn trông không ngon miệng.
Nguồn: Healthline, QQ, Goody25